Vấn đề bạo lực học đường luôn là một trong những vấn đề nhức nhối trong những năm vừa qua. Ở lứa tuổi học trò, việc mâu thuẫn cãi nhau là chuyện không thể tránh khỏi, tuy nhiên, dùng vũ lực để giải quyết lại là chuyện khác. Việc dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn không chỉ bị nhà trường xử lý kỉ luật mà còn gây ra thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe,thậm chí là tính mạng. Nhiều người thắc mắc không biết xét dưới góc độ pháp luật, học sinh đánh nhau xử phạt như thế nào? Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm bồi thường? Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất tần tật những vấn đề nêu trên, hi vọng bài viết sau của Luật sư X sẽ đem lại thông tin hữu ích cho độc giả.
Căn cứ pháp lý
Học sinh đánh nhau ngoài trường có bị kỷ luật không?
Hành đồng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề của các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện tư tưởng; đạo đức trong cuộc sống đã phần nào sai lệch. Đối với học sinh, đây là hành vi diễn ra khá phổ biến do tính cách của các em còn nhiều non trẻ và cái tôi mạnh mẽ, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Học sinh ở đây được hiểu là người được tham gia giáo dục ở các trường học, nên khi học sinh đánh nhau ở trong phạm vi trường học hay ngoài phạm vi trường học thì đều được coi là hành vi đánh nhau của học sinh.
Cụ thể, Thông tư 08/TT năm 1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông quy định:
- Học sinh mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm có thể bi khiển trách trước lớp.
- Học sinh gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường có thể bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường.
- Trường hợp học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm; học sinh gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh thì có thể bị đuổi học 01 tuần.
- Học sinh đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác với mức độ rất nghiêm trọng hoặc can án ngoài nhà trường bị công an bắt có thể bị đuổi học 01 năm.
Căn cứ quy định trên, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm, học sinh đánh nhau ngoài nhà trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách hoặc đuổi học.Ngoài ra, trường hợp học sinh gây gổ đánh nhau nghiêm trọng đến mức gây thương tích nặng, không chỉ bị nhà trường kỷ luật mà học sinh còn có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.
Học sinh đánh nhau xử phạt như thế nào?
Hành vi đánh nhau được hiểu là hành vi dùng vũ lực tác động vào người khác, hành vi này có thể gây ra thương tích cho người bị tác động hoặc không tùy thuộc vào mức độ, tính chất khác nhau. Việc học sinh đánh nhau đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội. Gây gổ đánh nhau là một trong những hành vi vi phạm nội quy trường học, kể cả thực hiện ngoài phạm vi nhà trường, học sinh vẫn có thể bị kỷ luật.
Trách nhiệm hành chính
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng khi thực hiện hành hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.…
Như quy định nêu trên, học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ tự chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích.
Trách nhiệm hình sự
Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi hành vi có tính chất rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng:
Tại Khoản 4. 5, 6, 7 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng:
– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), thì bị phạt tù từ 07 năm đến tù chung thân như sau:
– Phạt từ 10 năm đến 15 năm đối với:
+ Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Phạm tội dẫn đến chết người.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Tóm lại, học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi đánh nhau bị kết tội cố ý gây thương tích có tính chất rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.
Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Đánh nhau là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể người khác. Hành vi ấy có thể gây thương tích hoặc không tùy thuộc vào mức độ, tính chất khác nhau. Hành vi đánh nhau diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh tại các trường học. Hành vi đánh nhau là một trong các hành vi bị cấm đối với học sinh kể cả trong trường học và ngoài phạm vi trường học. Và đương nhiên, nếu vi phạm, học sinh sẽ bị kỷ luật, thậm chí chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự nếu cần thiết.
Căn cứ Điều 13, Khoản 3 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
*Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
*Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình;
Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
*Người chưa đủ 15 tuổi:
– Ngoài phạm vi trường học: Gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015.
– Trong phạm vi trường học:
+ Trường học chứng minh không có lỗi trong quản lý: Cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
+ Trường học không chứng minh được không có lỗi trong quản lý: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Như vậy, theo quy định trên thì không phải lúc nào học sinh đánh nhau trách nhiệm cũng thuộc về nhà trường.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Học sinh đánh nhau xử phạt như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra căn cứ điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:
– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
– Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
– Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng….
Như vậy, học sinh đánh nhau dù là trong nhà trường hay ngoài nơi công cộng đều là hành vi nghiêm cấm.