Trong một số trường hợp, cá nhân sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã đóng theo quy định của pháp luật. Vậy theo quy định, Hoàn thuế thu nhập cá nhân được bao nhiêu? Khi nào được hoàn thuế thu nhập cá nhân? Hoàn thuế thu nhập cá nhân mất bao lâu? Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Hoàn thuế thu nhập cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ gì? Cơ quan thuế chỉ hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ khi có đề nghị hoàn trả, có đúng không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hoàn thuế thu nhập cá nhân
Không có định nghĩa cụ thể về việc hoàn thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên căn cứ vào luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn, chúng ta có thể hiểu: Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân được hoàn lại phần tiền đã nộp thuế khi thuộc một trong các trường hợp được hoàn thuế theo quy định pháp luật.
Khi nào được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 8, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có 3 trường hợp cá nhân được hoàn thuế TNCN gồm:
- Số tiền thuế cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế thực tế phải nộp;
- Số tiền thuế nộp thừa của cá nhân không bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo;
- Cá nhân đã thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy trong trường hợp cá nhân nộp thuế làm sao biết được hoàn thuế thu nhập cá nhân sẽ phải thuộc một trong 4 trường hợp kể trên.
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được bao nhiêu?
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế (1) x Thuế suất (2)
Trong đó:
(1) Thu nhập chịu thuế: Được xác định là những khoản thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế sau khi đã được loại trừ các khoản giảm trừ theo quy định, cụ thể bao gồm các khoản sau:
– Giảm trừ về gia cảnh của người nộp thuế: Đây là khoản tiền giảm trừ chỉ được tính đối với những thu nhập mà người nộp thuế có được từ việc kinh doanh hoặc từ chính tiền lương, tiền công lao động của họ. Người nộp thuế được xem xét giảm trừ gồm hai khoản sau:
+ Giảm trừ đối với trực tiếp người nộp thuế trên cơ sở số tiền là 4 triệu đồng/ tháng.
+ Giảm trừ với những người thân của người nộp thuế được xác định là những người phụ thuộc của họ với mức giảm một tháng là 1,6 triệu đồng cho các đối tượng là con (bao gồm những con chưa thành niên và con bị tàn tật) và những người phụ thuộc khác không có hoặc có thu nhập không đảm bảo (Ví dụ: con đang là sinh viên, vợ chồng, bố mẹ không có khả năng lao động, người phải trực tiếp nuôi dưỡng,…)
– Giảm trừ do đóng góp từ thiện, nhân đạo, bao gồm các khoản tiền mà người nộp thuế sử dụng để đóng góp vào các cơ sở, các tổ chức về nhân đạo, từ thiện cho trẻ em, người tàn tật,…
(2) Thuế suất: Mức thuế suất để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định tùy theo loại thu nhập phát sinh.
Ví dụ: Mức thuế suất được áp dụng đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20%; từ đầu tư vốn là 5%; chuyển nhượng vốn là 0.1%; từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là 2%,…
Hoàn thuế thu nhập cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Dựa theo quy định tại Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC, hồ sơ hoàn thuế TNCN được cụ thể hóa như sau:
Trường hợp quyết toán qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế
Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
Cá nhân quyết toán thuế chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.
Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Trường hợp quyết toán qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập
Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công thì thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ủy quyền hoàn thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập
Bước 2: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chuẩn bị hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan thuế
Bước 4: Tiếp nhận và giải quyết
Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế
Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
Tóm lại, để được hoàn thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân phải biết quy định khi nào được hoàn, có đề nghị hoàn, biết cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân (hoặc nhờ kế toán thực hiện) và biết được hồ sơ, thủ tục hoàn thuế. Khi không nắm rõ rất có thể sẽ không được hoàn nếu kế toán không giải thích hay nhắc người lao động.
Hoàn thuế thu nhập cá nhân mất bao lâu?
Đối với trường hợp hoàn thuế trước
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn giải quyết chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản này).
Khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Đối với trường hợp kiểm tra trước
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn giải quyết chậm nhất là 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản này).
Thời gian giãn, hoãn việc kiểm tra trước hoàn thuế do nguyên nhân từ phía người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp khác
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế nộp thừa đã có xác nhận nộp thừa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế. Trường hợp này, cơ quan thuế không thực hiện phân loại hồ sơ thuộc diện: hoàn thuế trước, kiểm tra sau; kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hoàn thuế thu nhập cá nhân được bao nhiêu?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới báo cáo thuế tháng, quý, đăng ký mở tài khoản thuế điện tử cho doanh nghiệp, đóng mã số thuế cho doanh nghiệp, đăng ký mã thuế số cho công ty, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, đăng ký mã thuế số cho công ty… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân nộp hồ sơ quyết toán thuế được nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Khoản 2, 3 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế như sau: “2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.”
Quy định này nêu rõ chỉ hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả, cơ quan thuế không chủ động hoàn cho người nộp thuế; trường hợp không đề nghị hoàn thuế thì được bù trừ vào kỳ sau.
Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 92/2015/TT-BTC, việc hoàn thuế TNCN diễn ra với các đối tượng đáp ứng các điều kiện :
Chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.