Chào Luật sư, trước khi lấy vợ tôi có 02 căn hộ chung cư đang cho thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau khi lấy vợ hai căn nhà này vẫn tiếp tục cho thuê như cũ và hàng tháng tôi vẫn cứ lấy tiền nhà cho thuê như bình thường. Tuy nhiên khi gần đây tôi có nghe các thông tin trên báo đài nói rằng những khoảng tiền như tiền có được từ việc thuê nhà sẽ được coi là tài sản của vợ chồng thì bản thân tôi muốn xác định lại các khoản hoa lợi và lợi tích tôi có đực từ tài sản riêng đó trong hôn nhân để quyền lợi của vợ tôi được đảm bảo. Luật sư có thể cho tôi hỏi hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hoa lợi, lợi tức là gì?
Hoa lợi, lợi tức là gì? Hoa lợi chính là những sản vật tự nhiên tài sản của người chủ sở hữu mang lại, ví dụ như trái cây, lúa, gạo. Còn lợi tức chính là những khoản thu lợi từ việc khai thác tài sản như tiền thuê nhà, tiền lời có được khi đầu tư kinh doanh. Hoa lợi và lợi tức điều là hai hình thái hình thành khoản lợi nhuận cho người sở hữu tuy nhiên hoa lợi sinh lời một cách tự nhiên còn lợi tức hình thành một cách nhân tạo, có sự tác động của con người chính vì thế, bạn phải biết sự phân biệt giữa hai loại chủ thể này.
Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoa lợi, lợi tức như sau:
“1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.”
Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?
Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân sẽ bao gồm có hai loại chính một là những hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản chung của vợ chồng, hai là loại hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng. Đối với hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản chung của vợ chồng thì khi được sinh ra sẽ được mặt định chính là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Còn đối với hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng thì không được xem là tài sản chung hình thành trong hôn nhân trừ khi vợ chồng có sự thoả thuận trước sắp nhập tài sản riêng thành tài sản chung thì lúc đó hoa lợi, lợi tức mới được xác định là tài sản được hình thành từ tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 224 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức như sau:
“Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.”
Các loại tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng, bởi trong quá trình sinh sống vợ chồng sẽ hình thành rất nhiều loại tài sản chung từ nhà ở, đất đai, xe cộ, sổ tiết kiệm. Tài sản chung của vợ chồng là loại tài sản được xác nhận hình thành kể từ khi hai vợ chồng chính thức đăng ký kết hôn và được phía cơ quan có thẩm quyền là Uỷ ban nhân dân các cấp chứng nhận vợ chồng hợp pháp tại Việt Nam. Từ khi trở thành vợ chồng thì quá trình hình thành tài sản sẽ bắt đầu. Tuy nhiên loại tài sản này cũng được hình thành bằng cách gọp tài sản riêng thành tài sản chung.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Khi kết hôn bất kỳ vợ chồng nào điều sẽ có tài sản riêng của bản thân mình. Các loại tài sản riêng của vợ chồng phổ biến nhất hiện nay chính là xe máy, vàng trang sức hoặc nhà ở, đất đai, tiền cá nhân, sổ tiết kiệm cá nhân. Chính vì thế, nhiều người có nhiều tài sản riêng trước khi kết hôn sẽ thường bàn bạc với người hôn phối của mình biết trước các tài sản riêng của mình và nếu có nguyện vọng gọp tài sản riêng của mình trong hôn nhân thì cả hai sẽ tiến hành việc xác định tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật như sau:
“1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Đổi tên giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
– Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.