Nhu cầu học ngoại ngữ tăng cao đã và đang kéo theo nhiều dịch vụ kèm theo việc học ngoại ngữ. Trong đó nhu cầu thành lập trung tâm ngoại ngữ ngày một tăng cao. Tuy nhiên nhiều người không biết điều kiện thành lập là gì? Cá nhân nào được quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ? Hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung tư vấn
Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 21/2018/TT-BGDDT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP
Đối tượng có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ
Theo Điều 2, Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDDT , thì căn cứ theo loại đối tượng thành lập trung tâm ngoại ngữ, có 3 hình thức trung tâm ngoại ngữ:
- Trung tâm ngoại ngữ do Nhà nước thành lập;
- Trung tâm ngoại ngữ do tổ chức, cá nhân trong nước thành lập;
- Trung tâm ngoại ngữ do cá nhân nước ngoài; tổ chức nước ngoài góp vốn toàn bộ hoặc một phần thành lập;
Như vậy, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, tổ chức kinh tế, xã hộ; xã hội nghề nghiệp hoàn toàn có thể tự mình thành lập trung tâm ngoại ngữ để kinh doanh.
Điều kiện thành lập
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP ; hoạt động giáo dục được hoạt động, trung tâm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT
- Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
- Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
- Có các thiết bị dạy học và tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
Hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm; địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.
Mời bạn xem thêm bài viết: Thủ tục tiến hành cấp giấy phép trung tâm ngoại ngữ
Quy trình xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp. Hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến người có thẩm quyền
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện. Nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
Trình tự thành lập
- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại khoản 1 Điều này quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP:
Đối với hành vi tự ý thành lập Trung tâm ngoại ngữ mà không có giấy phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra sẽ buộc chấm dứt hoạt động đối với Trung tâm ngoại ngữ.
Thẩm quyền cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định 135/2018/NĐ-CP
Giám đốc trung tâm là người đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Có nhân thân tốt;
– Có năng lực quản lý;
– Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).
– Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Tên của trung tâm ngoại ngữ được đặt theo nguyên tắc sau:
– Trung tâm ngoại ngữ + Tên riêng;
– Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trung tâm ngoại ngữ, tin học có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
Tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.