Chào Luật sư X, tôi là chủ của một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên sản xuất bao bì giấy cho các shop quần áo, cafe,… ở quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Doanh thu của công ty tôi rất tốt trong nhiều năm và đã tạo được danh tiếng nhất định trong thị trường vì thế tôi muốn mở rộng quy mô công ty và mở một chi nhánh ở quận Phú Nhuận. Tuy nhiên, để có thể làm được tôi cần rất nhiều tiền nên tôi phải vay vốn để thực hiện. Vậy hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm những gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 07/QĐ-HĐTV
Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để làm gì?
Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, xã hội ngày càng đi lên thì việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để kinh doanh và mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời là một chuyện không thể không có.
Có rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chỉ muốn làm ăn, hay đầu tư, hoặc có thể trả một khoảng nợ nào đó, và cũng có rất nhiều người không biết thủ tục vay ngân hàng như thế nào, hồ sơ bao gồm những gì? Thời gian giải ngân là bao lâu? Lãi suất như thế nào ? và đặc biệt là cần thế chấp những gì.
Do nhu cầu và thắc mắc của những người cần vay vốn ngân hàng, một dịch vụ tư vấn cho vay ngân hàng đã được thành lập, có thể được hình thành bởi các cựu nhân viên ngân hàng để giải quyết những vấn đề đó cho những người cần vay vốn ngân hàng, rút ngắn thời gian cho tất cả mọi người.
Nhưng người dân cần tìm các dịch vụ tư vấn vay vốn ngân hàng đáng tin cậy, nếu không họ sẽ bị mắc kẹt trong bẫy vay ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tín dụng, cho vay thế chấp và cũng nên suy nghĩ về việc vay và làm thế nào để trả lãi sau này, chống lại việc không có khả năng trả lãi và tịch thu nhà. Và bạn cũng nên xem xét những gì bạn vay từ một ngân hàng, những gì để đầu tư vào, cho dù nó có thể có lợi nhuận hay không?
Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng là gì?
Việc đầu tiên và không kém phần quan trọng khi đăng ký vay vốn, là doanh nghiệp phải hiểu rõ về mục đích cho khoản vay đang mong muốn. Tùy nhu cầu của doanh nghiệp, tất cả mục đích vay vốn cần được liệt kê rõ ràng, chi tiết ví dụ như cần vốn để thu mua tài sản cố định, hay mở rộng kinh doanh, hoặc đơn giản để giải quyết vấn đề thu mua nguyên vật liệu và sản xuất hàng hóa.
Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết kèm theo những giấy tờ liên quan, chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển doanh nghiệp cụ thể sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng hiểu rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp.
Một trong những điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gồm:
- Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.
- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.
- Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.
Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp năm 2023
Vay tín chấp:
Là hình thức người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp dùng uy tín của mình và sự tín nhiệm của ngân hàng để vay vốn mà không cần thế chấp tài sản. Đây là một hình thức khá quen thuộc đối với những doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh lâu năm.
Khi vay tín chấp, doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng, chi tiết mục đích sử dụng vốn vay vào các khoản nào.
Kèm theo việc trình bày mục đích vay là bản kế hoạch dự toán các chi phí, lợi nhuận và kế hoạch hoàn trả gói vay. Nếu doanh nghiệp sử dụng sai mục đích vay ban đầu thì ngân hàng có quyền ngưng cung cấp vốn vay tín chấp.
Vay thấu chi:
Là hình thức cho vay mà tại đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Đây là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất để tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường. Doanh nghiệp vay thấu chi có đặc điểm như sau:
- Thấu chi qua tài khoản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chi vượt số tiền thực có trên tài khoản tiền gửi ngay cả khi tài khoản đã hết số dư.
- Mức lãi suất vay thấu chi thường cao hơn so với mức thông thường khoảng 1.5 lần
- Vay thế chấp:
- Đối tường ngân hàng có vay chủ yếu là các doanh nghiệp, có sự đảm bảo tài sản bằng hình thức thế chấp như nhà máy, giấy phép kinh doanh, tài sản cố định… Ngân hàng sẽ giữ lại các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, còn quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì buộc doanh nghiệp đó phải chuyển giao tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để tiến hành việc thanh lý trừ nợ.
Có 3 cách vay vốn thế chấp ngân hàng của doanh nghiệp:
- Cho vay bổ sung vốn lưu động
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay thanh toán.
Vay trả góp:
Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.
Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm những gì?
Một trong những điều đầu tiên ngân hàng coi là sự tín nhiệm của người vay và bên bảo hiểm hoặc theo dõi lịch sử thanh toán nợ. Chuẩn bị cho vay hoàn chỉnh là phải cho tất cả các doanh nghiệp. Nói chung, đầu tư của các khoản vay công ty tại ngân hàng là các tài liệu chi tiết được yêu cầu không khác nhau. Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị các tài liệu cho vay như sau:
Hồ sơ pháp lý
- Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Điều lệ công ty.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).
- Thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, sổ đăng ký hộ khẩu của đại diện vay tiền.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Báo cáo
- Báo cáo thông tin tín dụng thường bao gồm sau:
- Báo cáo tài chính công ty (ít nhất 02 năm gần đây nhất)
- Hợp đồng mua bán.
- Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có).
Phương án vay vốn
- Phương án sản xuất và kinh doanh hiệu quả để bảo đảm trả nợ ngân hàng.
- Kế hoạch trả nợ ngân hàng.
Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định
- Bất động sản: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất.
- Xe ô tô, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa: hóa đơn, hợp đồng bán hàng.
- Tài liệu có giá trị: chứng chỉ góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn gián tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định ra sao?
Theo Điều 29 Quy chế cho vay gián tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-HĐTV năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
(1) Quyền của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Tiếp cận thông tin về hoạt động cho vay gián tiếp;
- Đề nghị ngân hàng giải ngân vốn vay khi đã đủ điều kiện;
- Được phép giảm vốn vay và rút ngắn thời gian trả nợ, mà không bị phạt, theo hợp đồng tín dụng đã ký;
- Được phép đề nghị tăng hoặc giảm mức vốn vay và gia hạn thời gian trả nợ (không quá 07 năm) theo hợp đồng tín dụng đã ký nếu có lý do chính đáng và được ngân hàng chấp nhận;
- Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng;
- Khởi kiện việc vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, theo đúng thỏa thuận đã ký kết giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các bên có liên quan;
- Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết, nghĩa vụ theo thỏa thuận đã ký kết giữa Quỹ và các bên có liên quan;
- Trả gốc, lãi vay đầy đủ, đúng hạn đã cam kết;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn, sử dụng vốn vay của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Kịp thời báo cáo ngân hàng về các sự cố, tình huống có thể dẫn đến rủi ro của khoản vay để cùng với ngân hàng và Quỹ có giải pháp kịp thời giảm thiểu tác động xấu;
- Hoàn trả vốn vay khi sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc trong các trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân hàng thương mại.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thành lập công ty hợp danh vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
Theo đó cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn với mức vay 100 triệu đồng trở lên cần phải có tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, như sau:
-Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Trong trường hợp anh nêu thì nhà thầu này vẫn được vay vốn ở Việt Nam (là pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam).
Căn cứ Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Cụm từ này được đính chính bởi khoản 1,2 và khoản 3 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017 quy định về những nhu cầu vốn không được cho vay như sau:
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
Để mua vàng miếng.
Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo quy định trên thì nếu công ty chị đáp ứng đồng thời 3 điều kiện trên thì mới được cho vay để trả nợ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành bạn nhé.