Hiện nay việc tạm ngừng kinh doanh của công ty thường xảy ra khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như khó khăn về mặt tài chính, về vốn góp, về nhu cầu sản phẩm sản xuất ra thị trường không thể tiêu thụ… hay hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả đó là những lý do dẫn đến việc công ty quyết định tạm ngừng kinh doanh. Thay về giải thể việc lựa chọn cách tạm ngừng kinh doanh có nhiều ưu điểm đó là giữ được thâm niên hoạt động công ty, giữ được những chứng nhận bảo hộ của công ty… Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh diễn ra như thế nào? Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hiện nay gồm những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh công ty là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau.
Lý do tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công… buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, một số lý do phổ biến dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh như sau:
– Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
– Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
– Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.
Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
– 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty như thế nào?
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (hồ sơ như quy định nêu trên). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?
Ngay trong mục đầu tiên về quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, chúng tôi đã đề cập tương đối rõ địa điểm nộp hồ sơ. Theo đó, cơ quan chức năng có quyền hạn quyết định việc tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp chính là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể hơn chính là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Ví dụ: Công ty TNHH ABC đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng. Thì khi muốn tạm ngừng kinh doanh, chủ sở hữu hoặc người ủy quyền sẽ nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.
Có thể bạn quan tâm:
- Những mức phạt về tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2023 gồm những gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Nên làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh vào những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi khi đó tạm ngừng kinh doanh là tạm ngừng toàn bộ hoạt động kinh doanh cho năm tiếp theo; điều này giúp cho doanh nghiệp sẽ tránh được các chi phí không cần thiết
Theo quy định, trước khi tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tới phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký qua mạng (online) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp có địa chỉ là https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ giấy (bản cứng) tới phòng đăng ký kinh doanh để nộp và nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh từ cơ quan đăng ký.
Tại Điều 75 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nêu rõ, thời hạn các doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trong trường hợp sau khi kết thúc thời hạn một năm doanh nghiệp vẫn muốn tạm ngừng phải thông báo đến Phòng Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tổng thời hạn tạm dừng liên tiếp của doanh nghiệp không được quá hai năm.