Đối với nhiều em học sinh; thời gian giảng dạy trên lớp của các thầy cô là không đủ; không tiếp thu và thấm nhuần được nhiều kiến thức. Chính vì vậy; bên cạnh việc tự học thì việc học thêm ở các trung tâm gia sư là rất phổ biến; là nhu cầu của rất nhiều học sinh cũng như phụ huynh. Để đáp ứng được nhu cầu đó; rất nhiều trung tâm gia sư được thành lập và nhiều chủ thể có mong muốn tành lập trung tâm gia sư. Vậy Hiểu thế nào về trung tâm gia sư? Điều kiện thành lập trung tâm gia sư là gì? Hồ sơ thủ tục thành lập trung tâm gia sư ra sao? Luật sư X sẽ giải đáp các vấn đề trê thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Giáo dục 2019
- Nghị định 84/2020/NĐ-CP
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP
- Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT
Nội dung tư vấn
Trung tâm gia sư là gì?
Theo quy định pháp luật; không có định nghĩa về trung tâm gia sư, tuy nhiên; căn cứ vào tính chất hoạt động, có thể hiểu trung tâm gia sư là một tổ chức thực hiện hoạt động dạy thêm; học thêm ngoài trường. Hiện nay; ngoài tên gọi là trung tâm gia sư; còn xuất hiện nhiều cá nhân mở trung tâm môi giới gia sư; nhưng trung tâm này chỉ thực hiện hoạt động môi giới mà không tổ chức giảng dạy.
Điều kiện thành lập một trung tâm gia sư
Hiện nay; việc thành lập trung tâm gia sư không phải là một ngành nghề cần có giấy phép thành lập hay đề án thành lập trung tâm gia sư; mà chỉ cần đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền; do đó, để thành lập một trung tâm gia sư; trước hết phải đáp ứng để thành lập công ty hay thành lập doanh nghiệp:
Điều kiện về chủ thể
– Cá nhân: Đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn
– Pháp nhân: Đang hoạt động và thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam
Ngoài ra; cá nhân, pháp nhân để đáp ứng thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam phải không thuộc các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp.
Ví dụ: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp;… trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;… trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước…
Về năng lực tài chính
– Nhà đầu tư phải đảm bảo góp đủ số vốn đã cam kết
– Đủ năng lực tài chính để chi trả và vận hành công ty liên doanh
– Góp đủ vốn pháp định đối với trường hợp pháp luật quy định vốn pháp định
Lưu ý: Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ; bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Về điều kiện ngành nghề kinh doanh
- Không kinh doanh ngành ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh
- Đáp ứng các quy định về ngành nghề kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ, để kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư khác như ngành nghề kinh doanh; hạn chế tiếp cận thị trường….đối với thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ; tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong công ty…
Về địa điểm kinh doanh
- Phải có trụ sở kinh doanh rõ ràng và có thực.
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam; là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Về tên doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch; hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Điều kiện về con dấu doanh nghiệp
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng; hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh; văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều kiện khác
Ngoài ra; việc thành lập trung tâm gia sử cần đáp ứng 1 số điều kiện khác; như:
Địa điểm thực hiện việc dạy thêm:
- Có sự cam kết với UBND xã/ phường/ thị trấn về việc đảm bảo vệ sinh, trật tự…
- Công khai các nội dung tại địa điểm dạy thêm bao gồm: Giấy phép tổ chức hoạt động, danh sách học viên, thời khóa biểu, mức thu.
Người trực tiếp giảng dạy:
- Đạt trình độc chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
- Có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
- Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, cải tạo, quản chế…
- Có sự xác nhận của thủ trưởng hoặc chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn về các nội dung trên.
Người tổ chức giảng dạy:
- Đạt trình độc chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
- Có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
- Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, cải tạo, quản chế, không bị kỷ luật với hình thức thôi việc…
Hồ sơ, thủ tục thành lập Trung tâm gia sư
Thành phần hồ sơ thành lập Trung tâm gia sư
Hồ sơ thành lập trung tâm gia sư bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Trình tự, thủ tục thành lập Trung tâm gia sư
Bước 1: Đăng ký kinh doanh
- Chuẩn bị hồ sơ: chuẩn bị các hồ sơ như đã liệt kê ở mục 4.2
- Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty dịch vụ ăn uống đặt trụ sở
- Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp
- Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Chi phí thành lập công ty dịch vụ ăn uống: theo quy định về phí và lệ phí của Nhà nước
Bước 2: Đăng ký hoạt động trung tâm gia sư với phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư.
Có thể bạn quan tâm:
- Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm tiếng anh năm 2022
- Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài năm 2022
Dịch vụ thành lập trung tâm gia sư của Luật Sư X
Hiện nay; khi khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về thành lập doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm gia sư mới nhất năm 2022 ”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký mã số thuế cá nhân ; tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với thành viên; cổ đông là tổ chức nước ngoài; thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định của pháp luật; đối với giáo viên đang hưởng lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì:
– Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
– Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
– Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn.
– Đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên, đủ độ sáng và thông gió.
– Kích thước bàn học, ghế, bàn, bảng học được thiết kế theo yêu cầu của các văn bản liên quan.
– Có công trình vệ sinh và nơi chứa rác thải vệ sinh.