Hiện nay; việc đi xuất khẩu lao động là rất phổ biến. Tuy nhiên phần lớn người dân vẫn đi theo hình thức “xuất khẩu lao động chui”; đây là 1 hình thức bất hợp pháp và dễ gặp rủi ro như trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người hay bị bóc lột sức lao động;…. Và để đáp ứng nhu cầu đi xuất khẩu lao động hợp pháp của người dân; ngày càng nhiều công ty xuất khẩu lao động ra đời. Vậy công ty xuất khẩu lao động là gì? Điều kiện nào để được thành lập công ty? Hồ sơ, thủ tục thành lập Công ty xuất khẩu lao động ra sao? Luật sư X sẽ giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 112/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Công ty xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào?
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đó; công ty xuất khẩu lao động chính là doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiệp; được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nguồn lao động hay nói cách khác công ty xuất khẩu lao động là doanh nghiệp hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn; phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Điều kiện thành lập Công ty xuất khẩu lao động
Điều kiện về chủ thể
Điều kiện về chủ sở hữu: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020; tổ chức cá nhân thành lập công ty xuất khẩu lao động phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty.
Đối với công ty xuất khẩu lao động; thì người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên; có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
Điều kiện về ngành nghề đăng ký
Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây; thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên; có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều kiện về vốn điều lệ
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều kiện về người đại diện pháp luật
Căn cứ Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Yêu cầu trình độ từ đại học trở lên.
- Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích, tội quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng; tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Điều kiện khác
Ngoài ra; để thành lập Công ty xuất khẩu lao động chủ thể có nhu cầu còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như:
- Tên công ty: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa; đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc,…
- Trụ sở chính: Địa chỉ trụ sở chính phải được đăng ký trong giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác; rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Con dấu: Con dấu rất quan trọng với mọi công ty. Nó thể hiện ý chí của công ty đó trong mọi giao dịch. Do vậy; khi thành lập công ty xuất khẩu lao động cũng phải tuân thủ các quy định về kích thước; kiểu dáng của con dấu sao cho phù hợp với quy định của pháp luật cũng như tạo ra sự đồng nhất và thuận tiện.
Hồ sơ, thủ tục thành lập Công ty xuất khẩu lao động
Hồ sơ thành lập Công ty xuất khẩu lao động
Căn cứ từ Điều 21 đến 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động.
- Điều lệ công ty xuất khẩu lao động.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh.
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; các thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân.
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tại Sở KHĐT.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện thủ tục.
Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục thành lập Công ty xuất khẩu lao động
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân; tổ chức muốn thành lập công ty xuất khẩu lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các văn bản giấy tờ như trên đã được các thành viên/cổ đông công ty ký; đóng dấu hợp lệ vào hồ sơ.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu
Người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động; hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở.
- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động. Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động chưa hợp lệ; phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Công ty xuất khẩu lao động sửa đổi; bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và nộp lại hồ sơ đã sửa đổi; bổ sung đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động. Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động đã hợp lệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty xuất khẩu lao động.
Bước 3: Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cấp giấy phép kinh doanh; công ty xuất khẩu lao động phải đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Các công việc phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; công ty xuất khẩu lao động mới thành lập cần thực hiện những công việc sau:
- Treo bảng hiệu công ty;
- Khắc con dấu công ty;
- Góp vốn vào công ty;
- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
- Đăng ký sử dụng chữ ký số online (Token) để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến;
- Thông báo phát hành hóa đơn GTGT;
- Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp;
- Thực hiện thủ tục xin cấp giấy Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Dịch vụ thành lập công ty xây dựng của Luật Sư X
Hiện nay, khi khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về thành lập công ty xuất khẩu lao động
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động mới nhất năm 2022 ”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký mã số thuế cá nhân ; tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức lệ phí đăng ký kinh doanh mới nhất đã được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng. Số tiền này sẽ không được hoàn trả lại cho người đăng ký thành lập công ty trong trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phí công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp, mức lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
– Mã ngành 7810: Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động; việc làm
– Mã ngành 7820: Cung ứng lao động tạm thời
– Mã ngành 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động