Trên thực tế, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà cá nhân muốn tách hộ khẩu ra khỏi gia đình. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn và vướng mắc về vấn đề hồ sơ tách hộ khẩu. Vậy theo quy định, Cần đáp ứng điều kiện gì để được tách hộ khẩu? Hồ sơ tách hộ khẩu gồm những gì? Nộp hồ sơ tách hộ khẩu tại cơ quan nào? Trình tự thủ tục tách hộ thực hiện ra sao? Mẫu đơn xin tách hộ khẩu là mẫu nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tách hộ khẩu?
Luật Cư trú năm 2020 cũng không còn thủ tục tách sổ hộ khẩu mà thay vào đó là thủ tục tách hộ. Cụ thể, tách hộ là việc thành viên trong hộ gia đình được tách ra để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp nếu đáp ứng 03 điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập hộ mới thì ít nhất một thành viên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đòng ý trừ trường hợp vợ, chồng đã ly hôn.
- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp không được đăng ký thường trú mới.
Nói tóm lại, hiện nay, tách sổ hộ khẩu là thủ tục đã bị bãi bỏ mà thay vào đó là thủ tục tách hộ.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được tách hộ khẩu?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Cư trú 2020, thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập hộ mới thì có ít nhất một người trong số các thành viên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được chủ hộ đồng ý, ngoại trừ trường hợp thành viên đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn nhưng vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật cư trú 2020, cụ thể:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tóm lại, muốn tách hộ khẩu khi cùng nơi cư trú chỉ cần tiến hành thủ tục tách hộ mà không nhất thiết phải có nhà riêng và phải có ít nhất một người có năng lực dân sự hành vi đầy đủ, đồng thời được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho tách hộ. Vậy Hồ sơ tách hộ khẩu gồm những gì?
Hồ sơ tách hộ khẩu gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Cư trú, trường hợp Hồ sơ tách hộ khẩu gồm những gì? được luật quy định như sau:
– Hồ sơ tách hộ thông thường chỉ cần: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được ở cùng chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ Công an
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Nộp hồ sơ tách hộ khẩu tại cơ quan nào?
Theo Điều 25 Luật Cư trú, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tách hộ, người dân nộp hồ sơ này đến cơ quan đăng ký cư trú.
Theo đó, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm:
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Trình tự thủ tục tách hộ thực hiện như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.
Trường hợp sau khi thẩm định, nhận thấy không đủ điều kiện tách hộ, Công an từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mẫu đơn xin tách hộ khẩu là mẫu nào?
Căn cứ theo Thông tư 56/2021/TT-BCA, thì mẫu đơn xin tách hộ khẩu được sử dụng hiện nay chính là tờ khai thay đổi thông tin cư trú ký hiệu là CT01. Mẫu CT01 cũng được sử dụng khi công dân thực hiện các thủ tục:
- Đăng ký thường trú;
- Xóa đăng ký thường trú;
- Tách hộ;
- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Đăng ký tạm trú;
- Xóa đăng ký tạm trú;
- Gia hạn tạm trú;
- Khai báo thông tin về cư trú;
- Xác nhận thông tin về cư trú.
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…
(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú
(4) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hồ sơ tách hộ khẩu gồm những gì”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục đổi tên căn cước công dân, dịch vụ xin trích lục ghi chú kết hôn, dịch vụ xin giấy xác nhận độc thân, hoặc vấn đề khác như khi nào được giảm trừ gia cảnh cho bản thân… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các quy định của pháp luật hiện nay chỉ quy định khi làm thủ tục tách hộ, công dân chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật và sẽ được chấp thuận sau khi thẩm định thành công.
Pháp luật không có quy định về tách hộ khẩu mất bao nhiêu tiền và không yêu cầu đóng lệ phi khi thực hiện tách hộ. Tuy nhiên, nếu đồng thời tách hộ và đề nghị đăng ký thường trú mới có cấp số hộ khẩu thì chúng ta phải trả phí khi cấp số.
Theo Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2020 quy định về tách hộ, trong đó: Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này
Như vậy, trường hợp sau khi ly hôn mà chị muốn tách hộ khẩu thì không cần phải có sự đồng ý của chủ hộ. Do đó, chị có thể làm thủ tục tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Theo quy định hiện hành thì người từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là người thành niên và mới có thể tự tách hộ. Do đó, việc bạn muốn tách hộ hiện tại là chưa đủ điều kiện.