Chào Luật sư, địa phương tôi hiện nay đang có một khu di tích đang xuống cấp, tuy nhiên hiện khu di tích này có rất nhiều người tham quan. Chính vì thế chính quyền chúng tôi buộc phải xây dựng hồ sơ quy hoạch di tích và cải tạo để khu di tích có thể duy trì lâu dài theo thời gian phục vụ nhu cầu tính ngưỡng của người dân. Chính vì thế Luật sư cho chúng tôi hỏi hồ sơ quy hoạch di tích cần có những giấy tờ cần thiết gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc hồ sơ quy hoạch di tích cần có những giấy tờ cần thiết gì?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Quy định trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích như thế nào?
Quy định trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích hiện nay được thực hiện thông qua 12 bước. Bắt đầu từ bước thứ nhất là tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ khu di tích cần được quy hoạch cho đến bước cuối cùng là cắm mốc giới cho quy hoạch di tích và tiến hành cải tạo. Tuy nhiên khi thực hiện quy hoạch di tích để tránh các xích mích không đáng có các tổ chức quy hoạch di tích phải thường xuyên tiến hành rà soát ý kiến của người dân tại địa phương đế giúp cho việc quy hoạch trở nên thuận lơi.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích như sau:
1. Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tự nhiên.
2. Thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực liên quan tới khu vực lập quy hoạch di tích.
3. Khảo sát, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di sản văn hóa phi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch; về việc tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
4. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
5. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
6. Tổ chức khai quật khảo cổ để thu thập tài liệu liên quan đến nội dung quy hoạch di tích (nếu cần thiết).
7. Lập quy hoạch di tích.
8. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch di tích.
9. Tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân.
10. Thẩm định, trình phê duyệt, phê duyệt quy hoạch di tích.
11. Công bố quy hoạch di tích đã được phê duyệt tại di tích.
12. Cắm mốc giới theo quy hoạch di tích được phê duyệt.
Căn cứ lập quy hoạch di tích dựa vào đâu?
Căn cứ lập quy hoạch di tích dựa vào đâu? Để một di tích có thể được phê duyệt quy hoạch thì bản thân di tích đó cần thỏa được các quy định của pháp luật về các trường hợp được phép quy hoạch di tích tại Việt Nam. Chẳng hạn như văn bản pháp luật quy định trường hợp đó di tích phải có sự quy hoạch lại để bảo tồn sự phát triển lâu dài của di tích hoặc quy hoạch khu di tích để phục vụ cho việc thu hút khách du lịch tại địa phương, giúp phát triển kinh tế tại một tỉnh thành nào đó hoặc quy hoạch để nâng hạng di tích tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về nội dung quy hoạch di tích như sau:
1. Căn cứ lập quy hoạch di tích bao gồm:
a) Văn bản pháp luật có liên quan đến quy hoạch;
b) Những nội dung có liên quan được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương có di tích đã được phê duyệt;
c) Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích đã được phê duyệt;
d) Quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;
đ) Ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích.
Hồ sơ quy hoạch di tích cần có những giấy tờ cần thiết gì?
Hồ sơ quy hoạch di tích cần có những giấy tờ cần thiết gì? Hiện nay phía cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các ban quản lý di tích khi quy hoạch di tích của mình cần phải chuẩn bị 04 loại giấy tờ. Các loại giấy tờ đó bao gồm Tờ trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ quy hoạch di tích, báo cáo thuyết minh về hồ sơ quy hoạch, bản đồ tổng thể các khu vực quy hoạch, và dự thảo về quyết định phê duyệt đề án quy hoạch di tích đó trên thực tế. Ngoài các hồ sơ này ra khi cần thiết phía cơ quan có thẩm quyền còn có thể xin thêm các văn bản về thông tin khu di tích trong các đợt quy hoạch trước đó để tham khảo, đối chiếu.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ quy hoạch di tích như sau:
Hồ sơ quy hoạch di tích gồm:
1. Tờ trình thẩm định hoặc phê duyệt quy hoạch di tích theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
3. Bản đồ:
a) Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, tỷ lệ 1:5.000 – 1:15.000;
b) Bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt, tỷ lệ 1:2.000;
c) Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích, tỷ lệ 1:2.000;
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng; phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phát huy giá trị di tích, tỷ lệ 1:2.000;
đ) Bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1:2.000.
4. Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch di tích bao gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích chuẩn xác nhất
Nếu bạn muốn biết được trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích chuẩn xác nhất hiện nay thì bạn phải tiến hành tham khảo quy định về thủ tục thẩm định lập quy hoạch một di tích tại Việt Nam được thể hiện trong Điều 12 Nghị định 166/2018/NĐ-CP. Trong quy định này khi bạn tìm hiểu, bạn sẽ biết được thời gian bạn sẽ được phía cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ là bao lâu. Đối với một bộ hồ sơ về quy hoạch một di tích, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các thủ tục hành chính gì để phê duyệt hồ sơ quy hoạch của bạn, quy hoạch đó sẽ phát triển trong bao nhiêu lâu.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích như sau:
1. Thủ tục thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
a) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 10 Nghị định này, đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
b) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di tích cấp tỉnh, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Nghị định này đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích để thỏa thuận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thỏa thuận.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
2. Thủ tục phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
a) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di tích cấp tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
c) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, người đứng đầu cơ quan quản lý di tích đề nghị Thủ trưởng bộ, ngành phê duyệt.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Hồ sơ quy hoạch di tích cần có những giấy tờ cần thiết gì?″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2 trở lên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch.
– Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích.
– Đề xuất phạm vi nghiên cứu quy hoạch, phạm vi quy hoạch.
– Đề xuất nội dung về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.
– Xác định kế hoạch thực hiện quy hoạch.
– Quy hoạch di tích được lập cho một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt hoặc cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh tạo thành một quần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
– Trường hợp di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt đồng thời có khu vực bảo vệ là một phần hoặc toàn bộ diện tích của khu du lịch quốc gia, rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển thì chỉ lập 01 quy hoạch di tích, trong đó lồng ghép nội dung giữa bảo vệ di tích với bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên địa chất, địa mạo, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản và quy định pháp luật khác có liên quan.
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là việc xác định nội dung và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích, định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích (sau đây gọi là quy hoạch di tích).