Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng gồm những gì?

Bùi Ngân by Bùi Ngân
Tháng 8 17, 2022
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Các đối tượng nào cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy
  2. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng
  3. Thủ tục nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy
  4. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy
  5. Mời bạn xem thêm:
  6. Thông tin liên hệ với Luật sư X
  7. Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ bắt buộc cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng bao gồm những giấy tờ gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Các đối tượng nào cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.

▪️ Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy với mọi quy mô.

▪️ Cơ sở sản xuất, gia công, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

▪️ Kho xăng dầu có tổng dung tích 5,000m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600kg trở lên.

▪️ Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

▪️ Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh 1,200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên. Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1,000m3 trở lên.

▪️ Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100,000 kW trở lên, nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20,000kWW trở lên, trạm biện áp có điện áp từ 220kV trở lên.

▪️ Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.

Các trường hợp cần có hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ PCCC sẽ tuỳ theo quy mô và tính chất hoạt động của cơ sở, có các trường hợp cần làm hồ sơ khác nhau. Có 03 trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Hồ sơ quản lý PCCC cơ sở do cơ quan Cảnh sát PCCC lập toàn bộ để quản lý cơ sở. Áp dụng đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao

Trường hợp 2: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, sau đó nộp Phương án chữa cháy cho Cảnh sát PCCC phê duyệt

Trường hợp 3: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, tự phê duyệt phương án chữa cháy

Thông thường các chủ sở hữu được cảnh sát yêu cầu tự xây dựng hồ sơ quản lý PCCC là các cơ sở thuộc trường hợp 2 và 3. Trách nhiệm của cơ sở là phải tự tìm hiểu và xây dựng hồ sơ, cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra, phê duyệt, yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ bổ sung nếu làm sai, xử phạt nếu không lập theo quy định.

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng bao gồm

Quy định hồ sơ quản lý về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy.
  • Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
  • Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở. Sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy. Vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư.
  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.
  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt. Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy. Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy. Biên bản vi phạm và quyết định vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy (nếu có).
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Sổ theo dõi hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
  • Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có)
  • Nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy đơn giản hơn, bao gồm:
  • Nội dung phòng cháy chữa cháy, nội quy sử dụng điện.
  • Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của nhân viên.
  • Phương án chữa cháy của cơ sở.
  • Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.

Thủ tục nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Người đến nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu).

+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC03) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số PC04) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản.

– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các cá nhân tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, gồm:

Trường hợp 1: Nếu cơ quan tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

– Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.

Trường hợp 2: Nếu cơ quan không tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện (Mẫu số PC22 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

Trường hợp 3: Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

Bước 2: nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát PCCC và CHCN. Nếu doanh nghiệp, cá nhân uỷ quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có giấy uỷ quyền kèm theo.

Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì bộ phận tiếp nhận sẽ viết phiếu biên nhận.

Nếu hồ sơ chưa đủ thì cán bộ sẽ trả lại và hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh.

Bước 3: Huấn luyện

Các cá nhân, tổ chức tham gia lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Thời gian huấn luyện nghiệp vụ lần đầu là từ 16 – 24 giờ.

Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi hết thời hạn sử dụng là 16 giờ.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả

– Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

– Thời gian cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh.

– Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp.

Bước 5: căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu tiếp nhận để nhận kết quả và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Mời bạn xem thêm:

  • Hồ sơ phòng cháy chữa cháy hộ kinh doanh gồm những gì?
  • Quy định về cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy? 

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: làm trích lục khai sinh trực tuyến, thành lập công ty cổ phần,mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hời hạn giải quyết: không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy 


Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện: Cán bộ tiếp nhận lập phiếu giao nhận hồ sơ kèm theo giấy tờ giao nhận với nhân viên bưu điện.
Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo thông báo nộp phí của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Cục Cảnh sát PCCC và CHCN thì giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có hiệu lực 2 năm kể từ ngày cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có thời hạn bao lâu?Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàngThời hạn giải quyết hồ sơ phòng cháy chữa cháyTrình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Luật sư chuyển sang công chứng viên thế nào?

Luật sư chuyển sang công chứng viên như thế nào?

Thẩm tra viên cao cấp tập sự hành nghề công chứng trong bao lâu?

Thẩm tra viên cao cấp tập sự hành nghề công chứng trong bao lâu?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x