Bảo hiểm thất nghiệp là khoản dự phòng cho người lao động nhằm hỗ trợ một phần chi phí trang trải cuộc sống trong thời gian người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người lao động nghỉ việc đều được hưởng khoản trợ cấp này mà chỉ trường trường hợp đáp ứng các điều kiện luật định và nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian quy định mới được hưởng. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện nay, Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp online có được không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
Thời hạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 đã dẫn chiếu ở trên, thời hạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được giới hạn trong vòng 03 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Nếu để quá thời hạn 03 tháng mới đi nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ từ chối giải quyết và trả lại hồ sơ cho người lao động.
Tuy nhiên việc trả lại hồ sơ không đồng nghĩa với việc người lao động sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp với quãng thời gian đã đóng bảo hiểm trước đó. Lúc này, thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được bảo lưu để tính cộng dồn cho lần hưởng sau khi đáp ứng đủ điều kiện quy định.
Do vậy, nếu muốn nhanh chóng nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần thu xếp công việc để nộp hồ sơ sớm cho trung tâm dịch vụ việc làm để không bỏ lỡ mốc thời gian 03 tháng nêu trên.
Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
- Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Quyết định sa thải.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Tải về mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023
Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đây:
Nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng hướng dẫn về vấn đề này như sau:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được xác định là trung tâm dịch vụ việc làm. Người lao động được nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà mình muốn nhận.
Vì vậy, để thuận tiện cho quá trình nhận tiền trợ cấp và làm thủ tục thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng, người lao động có thể tùy chọn trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi mình sinh sống hoặc nơi trước đây mình làm việc.
Làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp online có được không?
Các bước đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp online
Bước 1: Người lao động truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/
Bước 2: Ấn Đăng nhập và chọn phần Tài khoản được cấp bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bước 3: Nhập tài khoản đăng nhập >> Nhập mã xác thực.
Nếu chưa có tài khoản, bạn đọc xem hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tại đây.
Bước 4: Tại ô Tìm kiếm nâng cao, gõ “giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”, rồi ấn tìm kiếm.
Bước 5: Chọn Danh sách dịch vụ công phù hợp và ấn Nộp trực tuyến.
Bước 6: Nhập đủ, chính xác các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Hệ thống sẽ tự động hiển thị tên, số CMND/CCCD, giới tính, dân tộc, số điện thoại, email của người lao động.
Các thông tin còn lại mà người lao động phải điền bao gồm:
- Ngày cấp, nơi cấp CMND/CCCD.
- Ngày chấm dứt HĐ lao động/HĐ làm việc.
- Số sổ BHXH
- Tôn giáo
- Trình độ đào tạo
- Ngành nghề đạo tạo
- Chỗ ở hiện nay: Ghi rõ địa chỉ chi tiết đến số nhà, đường, tổ, thôn, xóm…
- Nơi thường trú: Ghi rõ địa chỉ chi tiết đến số nhà, đường, tổ, thôn, xóm…
- Tên cơ quan /đơn vị công tác trước khi chấm dứt hợp đồng
- Địa chỉ cơ quan /đơn vị công tác trước khi chấm dứt hợp đồng
- Lý do chấm dứt hợp đồng
- Loại hợp đồng
- Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Địa chỉ đăng ký nhận thẻ bảo hiểm y tế (Lưu ý: Phí vận chuyển qua VNPost do người lao động trả)
Bước 7: Chọn nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động có thể chọn nhận qua tài khoản ngân hàng hoặc nhận tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi cư trú.
Lưu ý: Trường hợp nhận qua tài khoản ngân hàng thì phải nhập thông tin về số tài khoản của chính người lao động đó. Ghi rõ số tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản.
Bước 8: Tải tài liệu đính kèm.
Người lao động tải lên bản chụp/scan một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc:
- Hợp đồng lao động/làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Quyết định sa thải.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc.
- Xác nhận chấm dứt hợp đồng của doanh nghiệp trong đó có thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Xác nhận của cơ quan nhà nước về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản.
- Quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã.
- Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Bước 9: Chọn Cơ quan tiếp nhận.
Chọn tỉnh/thành phố >> Chọn Trung tâm dịch vụ việc làm.
Bước 10: Ấn Nộp hồ sơ.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên bố trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành, sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, người lao động sẽ cần chờ đợi khoảng 25 ngày làm việc để được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2014 thì người lao động nhận được 04 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
Trợ cấp thất nghiệp.
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
Hỗ trợ Học nghề.
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.