Chào Luật sư, hiện nay quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày gồm có những gì? Bác của tôi vừa mới phát hiện ra bị bệnh ung thư giai đoạn đầu. Cả gia đình đang cố gắng khuyên nhủ và thuyết phục bác tôi điều trị sớm để có thể phục hồi và mau chóng hết bệnh. Bác tôi đang làm quản đốc cho một nhà máy xí nghiệp. Bác tôi định xin nghỉ ốm đau dài ngày nhưng cũng sợ ảnh hưởng đến công việc. Nhân viên nghỉ ốm đau dài ngày có thể bị mất việc hay không? Chính sách hỗ trợ cho nhân viên hưởng chế độ ốm đau dài ngày hiện nay được quy định ra sao? Không biết theo quy định hiện nay thì Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày như thế nào? Mong Luật sư tư vấn vấn đề trên giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư X.
Vấn đề Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ trong thời đại này, có quá nhiều yếu tố tác động làm cho sức khỏe của con người sẽ ngày càng giảm sút hơn. Hiện nay thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày được quy định như sau:
Nghỉ ốm đau dài ngày là bao nhiêu ngày?
Có thể trong tất cả chúng ta đã nhiều lần bắt gặp cụm từ nghỉ ốm đau dài ngày. Vậy thì nghỉ ốm đau dài ngày là nghỉ được bao nhiêu ngày và có cần điều kiện gì không? Nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây. Có thể căn cứ Theo khoản 2 Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội, có thể thấy rằng hiện nay người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày nếu phải nghỉ việc do mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Cụ thể:
Khi đó, người lao động sẽ được giải quyết nghỉ ốm đau dài ngày với số ngày tối đa như sau:
– 180 ngày/năm (bao gồm cả nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ hằng tuần).
– Hết 180 ngày mà vẫn phải tiếp tục điều trị thì được tiếp tục nghỉ hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.Ví dụ: Chị A đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 05 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Chị A đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng trong thời gian tối đa là 05 năm.
Như vậy, thời gian nghỉ ốm đau dài ngày của người lao động sẽ là tối đa 180 ngày/năm. Sau khi nghỉ hết thời gian nói trên mà vẫn phải điều trị thì người lao động sẽ được nghỉ thêm nhưng với mức hưởng ốm đau thấp hơn.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày là bao lâu?
Việc nộp hồ sơ hưởng chế độ đau ốm dài ngày cũng tuân theo những quy định nhất định. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày, người có yêu cầu sẽ tiến hành nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Về vấn đề thời hạn nộp hồ sơ, có thể tham khảo ở Điều 102 Luật BHXH 2014 đã quy định chi tiết về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động quay trở lại công ty sau thời gian điều trị ốm đau dài ngày phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay lại làm việc.
Sau khi nhận đủ hồ sơ của người lao động thì trong 10 ngày, doanh nghiệp phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH nơi đang đóng bảo hiểm để hoàn tất thủ tục.
Trường hợp nộp hồ sơ muộn so với thời hạn quy định, doanh nghiệp phải gửi kèm văn bản giải trình lý do cùng với bộ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau (theo khoản 1 Điều 116 Luật BHXH năm 2014).
Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì phải bồi thường cho người đó.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày gồm những giấy tờ nào?
Hiện nay hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày tùy theo là điều trị nội trú hay ngoại trú mà hồ sơ sẽ có những loại khác nhau. Những loại biểu mẫu cũng như hồ sơ giấy tờ cần có sẽ khác nhau. Hiện nay Luật BHXH năm 2014 và Quyết định 166/QĐ-BHXH không có sự phân biệt giữa hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thông thường với hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Chính vì vậy việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày sẽ được thực hiện như các trường hợp ốm đau khác.
Theo đó, bộ hồ sơ đầy đủ để hưởng chế độ ốm đau sẽ bao gồm:
* Các giấy tờ mà người lao động phải chuẩn bị:
– Trường hợp bệnh dài ngày cần điều trị nội trú: Phải có bản sao giấy ra viện, trong phần chẩn đoán phải ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
– Trường hợp bệnh dài ngày chỉ cần điều trị ngoại trú:
+ Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Trong phần chẩn đoán có ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện: Phần chẩn đoán của giấy ra viện phải ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
* Giấy tờ mà người sử dụng lao động cần chuẩn bị:
Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu số 01B-HSB.
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày thực hiện thế nào?
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày hiện nay được quy định gồm có 03 bước cơ bản là nộp hồ sơ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH và cuối cùng là cơ quan BHXH chi trả ốm đau dài ngày. Cụ thể các bước này sẽ có những vấn đề cần chuẩn bị, những việc cần làm như sau:
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH, thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày cũng được thực hiện như thủ tục hưởng chế độ ốm đau thông thường. Theo quy định này, người lao động phải phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng như sau:
Bước 1: Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho doanh nghiệp
Gồm bản sao giấy ra viện hoặc bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thời hạn nộp: 45 ngày tính từ quay lại làm việc.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang đóng bảo hiểm
Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp phải lập Mẫu số 01B-HSB rồi gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH chi trả tiền chế độ ốm đau dài ngày
– Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
– Hình thức chi trả tiền chế độ ốm đau dài ngày:
+ Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp sau khi cơ quan BHXH đã chuyển trợ cấp cho doanh nghiệp.
+ Nhận tiền qua thẻ ATM của người lao động.
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nếu chưa nhận tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã chuyển lại cho cơ quan BHXH.
Mắc những loại bệnh nào thì được nghỉ ốm đau dài ngày?
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có một số loại bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày. Những bệnh này được quy định ở Thông tư 46/2016/TT-BYT. Cụ thể thì Thông tư 46/2016/TT-BYT đã liệt kê cụ thể danh sách 332 bệnh cần chữa trị dài ngày phân theo các chuyên khoa và mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10). Chi tiết vấn đề này như sau:
STT | Danh mục bệnh theo các chuyên khoa | Mã bệnh theo ICD 10 |
I | Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng | |
1. | Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan) | A06 |
2. | Tiêu chảy kéo dài | A09 |
3. | Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng | A15 đến A19 |
4. | Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi) | A15.3 |
5. | Bệnh Withmore | A24.4 |
6. | Bệnh nhiễm Brucella | A23 |
7. | Uốn ván nặng và di chứng | A35 |
8. | Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng | A30, B92 |
9. | Di chứng do lao xương và khớp | B90.2 |
10. | Viêm gan vi rút B mạn tính | B18.1 |
11. | Viêm gan vi rút C mạn tính | B18.2 |
12. | Viêm gan vi rút D mạn tính | B18.8 |
13. | Viêm gan E mãn tính | B18.8 |
14. | Bệnh nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS | B20 đến B24, Z21 |
15. | Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng | B94.1, B94.8, B94.9 |
16. | Viêm màng não do nấm (candida, cryptococcus) | B37.5, B45.1 |
17. | Bệnh phổi do nấm | B38 đến B46 |
18. | Nhiễm nấm Cryptococcus | B45 |
19. | Nhiễm nấm penicillium marneffei | B48.4 |
20. | Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể não | B50.0 |
… | … | … |
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về muốn tách thửa đất … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày =Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉx75%xSố tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong 01 năm theo quy định, trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 – 10 ngày/năm. Cụ thể:
Tối đa 10 ngày đối với người lao động có sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
Tối đa 07 ngày đối với người lao động có sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phẫu thuật;
Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Cũng theo quy định này, người lao động nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng thì mỗi ngày, người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức: 30% x 1.800.000 đồng = 540.000 đồng.