Giảm trừ gia cảnh là một trong những chế độ thường được quan tâm khi nhắc đến thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh ở đây được hiểu là giảm trừ đi những chi phí liên quan đến bản thân cũng như những người phụ thuộc đang sống bằng thu nhập của người chịu thuế. Khoản giảm trừ này được trừ trực tiếp trên tiền lương của người thu nhập để tính ra được mức thuế thu nhập cá nhân mà người chịu thuế thu nhập cá nhân phải đóng. Đối với những người không mang quốc tịch Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì có những sự khác biệt nào khi tính mức giảm trừ gia cảnh này không? Mời bạn đón đọc bài viết “Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người nước ngoài” dưới đây cua chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người nước ngoài
Người nước ngoài là những người có quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam đến từ nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay người nước ngoài có nhiều đổi mới trong việc làm việc cũng như những điều kiện đi kèm với quyền và nghĩa vụ. Để quản lý việc đóng thuế thu nhập cá nhân của những cá nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam tốt hơn thì cơ quan thuế cũng có những quy định cụ thể về việc người nước ngoài đóng thuế thu nhập cá nhân thế nào và được giảm trừ gia cảnh ra sao? Để có thê có thêm cái nhìn rõ nét về hồ sơ giảm trừ gia cảnh của người nước ngoài hãy tham khảo những thông tin sau:
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh là hồ sơ chứng minh người nộp thuế có người phụ thuộc để được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh gồm các giấy tờ khác nhau tùy theo đối tượng người phụ thuộc, như: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận khuyết tật, giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ, giấy tờ chứng minh đang theo học,…
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa là giúp người nộp thuế giảm bớt gánh nặng thuế và tăng thu nhập ròng cho bản thân và người phụ thuộc. Cụ thể, ý nghĩa và vai trò của Hồ sơ giảm trừ gia cảnh như sau:
Hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với người nộp thuế và người phụ thuộc:
- Hồ sơ giảm trừ gia cảnh là cơ sở để người nộp thuế được hưởng mức giảm trừ cá nhân và mức giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Mức giảm trừ cá nhân là số tiền được trừ ra khỏi tổng thu nhập chịu thuế của người nộp thuế để tính thuế phải nộp. Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là số tiền được trừ ra khỏi tổng thu nhập chịu thuế của người nộp thuế cho mỗi người phụ thuộc.
- Hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh giúp người nộp thuế giảm bớt gánh nặng thuế và tăng thu nhập ròng cho bản thân và người phụ thuộc. Việc giảm trừ gia cảnh là một biện pháp của Nhà nước để hỗ trợ người nộp thuế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người phụ thuộc.
- Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cũng góp phần thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về thuế của cơ quan thuế. Việc kê khai và nộp hồ sơ giảm trừ gia cảnh là một trong những nghĩa vụ của người nộp thuế theo Luật Quản lý thuế. Nếu không kê khai hoặc kê khai sai, không nộp hoặc nộp thiếu hồ sơ giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
Người nước ngoài là cá nhân cư trú được tính giảm trừ gia cảnh khi nào?
Người nước ngoài là cá nhân cư trú được hiểu là đã làm những thủ tục đăng ký cư trú ở Việt Nam, những người có số năm sống ở Việt Nam lâu. Việc cư trú được nhắc đến ở đây phải là việc cư trú hợp pháp vì nếu không phải việc cư trú hợp pháp thì sẽ không được thực hiện những quyền và nghĩa vụ như quy định trong pháp luật Việt Nam, Nếu bạn là người nước ngoài và cư trú tại Việt Nam thì bạn có thể được tính giảm trừ gia cảnh đối với bản thân và những người phụ thuộc trong trường hợp những người phụ thuộc cũng sống ở Việt Nam còn không thì làm thủ tục tính giảm trừ gia cảnh như bình thường đối với bản thân.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
– Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.
– Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
– Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện 2: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú
Nơi ở thường xuyên đối với người nước ngoài là nơi ở thường trú ghi trong thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể:
– Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
– Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
* Cá nhân cư trú được giảm trừ gia cảnh
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Tóm lại, người nước ngoài là cá nhân cư trú được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và áp dụng quy định tính thuế thu nhập cá nhân như người Việt Nam.
Người nước ngoài là cá nhân không cư trú có được tính giảm trừ gia cảnh không?
Nếu bạn là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì theo quy định pháp luật hiện nay bạn sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh. Điều này được quy định dựa trên việc nếu người nước ngoài chỉ phát sinh thu nhập trong một khoảng thời gian ngắn nếu thực hiện giảm trừ gia cảnh thì thu nhập thực tế nộp thuế sẽ thấp đi. Mặt khác khi các cá nhân người nước ngoài sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong một thời gian ngắn cũng sẽ không tiêu dùng quá nhiều nên không đóng góp được nhiều cho nền kinh tế chính vì vậy không được áp dụng những chính sách như đối với người cư trú.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được điều kiện của cá nhân cư trú.
* Cá nhân không cư trú không được tính giảm trừ gia cảnh
Theo khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nước ngoài là cá nhân không cư trú không được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và được xác định theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%
Mời bạn xem thêm
- Thuê mua nhà ở xã hội sau 5 năm có được bán không?
- Thời gian đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ bao lâu?
- Quy định về hồ sơ thu hồi đất như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn cho người nước ngoài Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Trích lục ghi chú ly hôn … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người phụ thuộc gồm những đối tượng sau:
– Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.
– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp.
– Cá nhân khác.
Tuy nhiên, đối tượng trên không đương nhiên trở thành người phụ thuộc và được giảm trừ gia cảnh. Nói cách khác, chỉ được giảm trừ gia cảnh khi có đủ điều kiện, người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ ra khỏi tổng thu nhập chịu thuế của người nộp thuế để tính thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh được áp dụng cho người nộp thuế và người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Người phụ thuộc là người có mối quan hệ huyết thống hoặc hợp pháp với người nộp thuế, không có khả năng lao động hoặc có khả năng lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp, và được người nộp thuế nuôi dưỡng.
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay là 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc.