Giám định tư pháp đây là hoạt động để phục vụ cho quá trình giải quyết những vụ án. Theo đó, khi việc tiến hành giám định tư pháp phải được thực hiện đầy đủ theo đúng trình tự quy định mà pháp luật đề ra. Cụ thể về mặt hồ sơ và các thu tục khác có liên quan . Người thực hiện giám định họ có trách nhiệm bàn giao lại những hồ sơ giấy tờ đã giám định tư pháp cho các cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật đã đề ra về việc lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi đã có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Và khi người có thẩm quyền tiến hó sẽ phải hành tố tụng để giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự. Bộ, cơ quan ngang Bộ họ sẽ phải có trách nhiệm để ban hành quy chuẩn giám định tư pháp ở mọi lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Nếu trường hợp không có ban hành các quy chuẩn riêng cho hoạt động giám định tư pháp thì việ các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hướng dẫn trong việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp tại lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hồ sơ giám định tư pháp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định về giám định tư pháp
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sủa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), theo đó quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 … Điều 2 như sau;
“1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
Căn cứ Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 theo đó những trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp bao gồm:
“Điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.”
Hồ sơ giám định tư pháp
Căn cứ Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012, khoản 19 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 theo đó quy định về hồ sơ giám định tư pháp như sau:
“Điều 33. Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất. Bộ Công an, Bộ Y tế và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định thống nhất mẫu hồ sơ giám định tư pháp.
3. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự.”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
19. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 như sau:
“2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
Người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.”.”
Quy trình tiến hành giám định tư pháp trong trường hợp cụ thể
Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định:
Tại bước này người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa cụ thể gọi là người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hay có thể gọi là tổ chức giám định tư pháp theo quy định tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan để thực hiện giám định, trong các trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định
– Khi chuẩn bị thực hiện giám định thì người giám định tư pháp và các tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trong các trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin và các loại tài liệu có liên quan.
Bước 3: Thực hiện giám định
– Người giám định tư pháp thực hiện xem xét đối tượng giám định cụ thể ở đây là sản phẩm văn hóa và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu về các nội dung như xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa và xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
– Trong trường hợp mà đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
– Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Bước 4: Kết luận giám định
Kết luận giám định thực hiện căn cứ vào kết quả giám định tư pháp và kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác, quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định.
Bước 5: Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành thì người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Bước 6: Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Bước này là khâu cuối cùng theo đó người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo. Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ
Như vậy khi thực hiện giám định tư pháp người giám định cần thực hiện theo quy định về trình tự thủ tục do pháp luật đề ra về giám định tư pháp để có kết quả giám định khách quan và chính xác nhất đối với giải quyết vụ án.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xin đi giám định sức khỏe mới năm 2023
- Mẫu giấy trưng cầu giám định thương tích mới
- Lệ phí giám định người mất hành vi dân sự theo quy định?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ giám định tư pháp” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp đồng trao đổi tài sản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 18 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như sau:
“Điều 18. Lập hồ sơ giám định tư pháp
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).
b) Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
c) Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);
d) Đề cương giám định (nếu có);
đ) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
e) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
g) Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
h) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);
i) Tài liệu khác liên quan (nếu có).
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.”
Tại Điều 3 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm:
1. Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán.
2. Giám định tư pháp về giá.
3. Giám định tư pháp về chứng khoán.
4. Giám định tư pháp về thuế.
5. Giám định tư pháp về hải quan.
6. Giám định tư pháp về tải sản công.
7. Giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp.
8. Giám định tư pháp về các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 206 BLTTDS, quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định cụ thể:
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định những vấn đề sau:
– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Nguyên nhân chết người;
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Mức độ ô nhiễm môi trường.
Như vậy, khi cần xác định một trong các vấn đề nêu trên thì bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định.