Các nhà thầu khi muốn tham gia vào một dự án được đấu thầu thì cẩn chuẩn bị một hồ sơ dự thầu gửi đến bên mời thầu. Để bên mời thầu đánh giá và lựa chọn mình thì các nhà thầu cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, chi tiết. Do đó, đối với với lĩnh vực thì bên mời thầu sẽ có những yêu cầu nhất định đối với nhà thầu. Vì vậy mà các nhà thầu cần chuẩn bị hồ sơ theo lĩnh vực mà bên mời thầu thực hiện. Vậy, hồ sơ dự thầu gồm những gì theo quy định năm 2023? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT
- Luật Đấu thầu 2013
- Thông tư 15/2016/TT-BKHĐT
- Thông tư 16/2016/TT-BKHĐT
Hồ sơ dự thầu là gì?
Hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng để bên mời thầu lựa chọn hợp tác với nhà thầu. Do đó, nhà thầu cần nắm được tầm quan trọng bộ hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ và chính xác. Vậy, thì hồ sơ dự thầu là gì và có ý vai trò gì đối với nhà thầu và bến mới thầu. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về những loại tài liệu, giấy tờ cũng như số lượng của chúng trong hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu được lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đối chiếu với quy định tại khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 thì:
“Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.“
Đây là cơ sở, căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham dự đấu thầu gói thầu này. Do vậy, căn cứ theo Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định thì hồ sơ dự thầu được lập sẽ gồm có các giấy tờ cơ bản theo yêu cầu của từng gói thầu trong các lĩnh vực khác nhau.
Hồ sơ dự thầu gồm những gì?
Để có thể nhận được dự án đấu thầu thì nhà thầu tham gia đấu thầu cần chuẩn bị hồ sơ thật tốt, đầy đủ và chính xác. Bên mời thầu sẽ dựa vào bộ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để đánh giá và lựa chọn nhà thầu phù hợp. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì nhà thầu cần nắm được lĩnh vực của dự án và những giấy tờ, tài liệu mà bên mời thầu mong muốn. Dưới đây là một số bộ hồ sơ dự thầu theo các lĩnh vực mà các nhà thầu cần nắm được.
Đối với các gói thầu xây lắp
Dự án xây lắp là một trong những dự được mời thầu rất nhiều. Theo đó mà có nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu, và để được lựa chọn thì nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác bộ hồ sơ. Theo hướng dẫn về việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp được quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT thì các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị bao gồm:
– Đơn dự thầu (theo mẫu);
– Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;
– Bảo đảm dự thầu;
– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;
– Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu;
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu;
– Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu;
– Đề xuất về giá và các bảng biểu;
– Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế;
– Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu.
Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa
Quy định về các giấy tờ, tài liệu cần thiết trong bộ hồ sơ dự thầu được xác định theo nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của gói thầu về mua sắm hàng hóa. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT thì các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa cũng được thực hiện như gói thầu xây lắp được nêu trên.
Đối với gói thầu về dịch vụ tư vấn
Tư vấn là một lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng và uy tín cao, chính vì để chứng minh năng lực đối với bên mời thầu thì nhà thầu cần chuẩn bị tốt nhất các giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ dự thầu. Căn cứ Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sẽ bao gồm: Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính. Trong đó:
– Hồ sơ đề xuất kỹ thuật bao gồm:
+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;
+ Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
+ Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu của nhà thầu;
+ Đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Giấy ủy quyền nếu trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho người khác tham gia đấu thầu;
+ Văn bản thỏa thuận liên danh, nếu nhà thầu tham gia dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh;
+ Văn bản về Cơ cấu, tổ chức, kinh nghiệm của nhà thầu.
+ Giải pháp và phương pháp luận tổng quát để thực hiện dịch vụ tư vấn do nhà thầu đề xuất;
+ Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn trong gói thầu này;
+ Lý lịch của những chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu này;
+ Văn bản xác định tiến độ thực hiện công việc;
+ Nội dung khác được nêu tại Bảng dữ liệu đấu thầu.
– Hồ sơ đề xuất tài chính, bao gồm các giấy tờ:
+ Đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Văn bản tổng hợp chi phí thực hiện gói thầu;
+ Thù lao cho chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu;
+ Nội dung bảng phân tích các chi phí thù lao cho chuyên gia;
+ Chi phí khác cho chuyên gia.
Đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn
Đối với dịch vụ phi tư vấn thì nhà thầu cũng cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ mà bên mời thầu mong muốn. Căn cứ Mục 12 Chương I Phần thứ nhất Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT quy định thì hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn cũng được thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng về cơ bản thì cũng bao gồm những giấy tờ trong hồ sơ dự thầu của gói thầu xây lắp.
Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Đối với các dự án đầu tư theo đối tác công tư thì hồ sơ dự thầu rất quan trọng, do đó mà nhà thầu cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và phù hợp. Đối với các loại hình dự án này, nhà thầu sẽ chuẩn bị hồ sơ sự thầu theo nội dung quy định cụ thể của hồ sơ mời thầu, tuy nhiên, căn cứ theo Thông tư 15/2016/TT-BKHĐT thì hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính. Trong đó:
– Hồ sơ đề xuất kỹ thuật: Trong hồ sơ này sẽ bao gồm tất cả những hồ sơ tài chính, pháp lý, năng lực và kinh nghiệm cũng như đề xuất của nhà đầu tư trên cơ sở xác định những tiêu chí của hồ sơ mời thầu, cụ thể gồm:
+ Đơn dự thầu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu;
+ Giấy ủy quyền (nếu cần thiết);
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có sự thay đổi liên danh);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Các tài liệu cập nhật, xác định năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
+ Đề xuất kỹ thuật;
– Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ chủ yếu như:
+ Đơn dự thầu;
+ Đề xuất về tài chính đối với gói thầu;
+ Bảng biểu thông tin hồ sơ dự thầu;
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu
Căn cứ vào Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ dự thầu gồm những gì theo quy định năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Điều 15. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.
Theo đó, hồ sơ dự thầu sẽ được đánh giá dựa trên những nguyên tắc được quy định trên.
Căn cứ theo Điều 58 Luật Đấu thầu 2013 quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ thông qua các phương pháp như sau:
– Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: phương pháp giá dịch vụ, phương pháp vốn góp của Nhà nước, phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước và phương pháp kết hợp.
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính.