Hiện nay nhu cầu đi nước ngoài du lịch, du học hay làm việc ngày càng tăng. Tuy nhiên để có thể đi sang nước ngoài không phải đơn giản, bạn cần có sự chuẩn bị cho các chuyến đi không những đồ đạc, tiền bạc mà còn phải chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Tuy nhiên, đối với nhiều người đi sang nước ngoài lần đầu vẫn còn bối rối, không biết phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào, dẫn đến khi gần sát ngày đi lại không đủ giấy tờ hay không thực hiện được thủ tục bay. Vậy hồ sơ đi nước ngoài gồm những gì? Mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Hồ sơ đi nước ngoài gồm những gì?
Khác với những chuyến đi chơi, đi phượt, dã ngoại đồng quê. Du lịch nước ngoài là cả một hành trình dài và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian cũng như chi phí đi lại. Điều quan trọng nhất là các tài liệu cần thiết cho chuyến đi. Thiếu một trong những thứ này, chuyến đi của bạn sẽ gặp rắc rối và khó thực hiện.
- Hộ chiếu (Passport)
Hộ chiếu hay còn gọi là sổ thông hành là một loại giấy tờ quan trọng do chính phủ cấp cho công dân. Đây là giấy phép cho phép một công dân rời khỏi đất nước và nhập cảnh vào một quốc gia khác. Hiện nay có 3 loại hộ chiếu thông dụng:
– Phổ thông: Hộ chiếu có giá trị 10 năm, kể từ ngày cấp đối với công dân Việt Nam. Cho phép bạn hiển thị nó khi bạn muốn vào một quốc gia khác.
– Hộ chiếu công vụ: Cấp cho cá nhân làm việc trong các cơ quan, ban, ngành nhà nước ra nước ngoài thi hành công vụ.
– Hộ chiếu ngoại giao: Cấp cho các quan chức ngoại giao nhà nước công tác và làm việc ở nước ngoài. - Visa
Đây là giấy tờ quan trọng cho chuyến đi của bạn. Visa là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của một quốc gia cấp cho bạn được phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay nhiều nước Châu Âu và Mỹ có quy định quản lý visa khá chặt chẽ nên mọi người cần chú ý đến thời gian cấp visa du lịch để giảm bớt những rắc rối không đáng có. - Vé máy bay
Bằng tất cả các tài khoản, cách dễ nhất để đi du lịch nước ngoài là bằng đường hàng không. Chú ý tìm hiểu và kiểm tra kỹ giờ bay, giờ khởi hành để tránh bị hoãn chuyến. Vé cần đặt trước 2-3 tháng, và cần mua thêm vé khứ hồi. - Chứng minh nhân dân
Bạn sẽ cần mang theo ID của mình để giữ an toàn cho các tài liệu cần thiết. Có trường hợp cán bộ hải quan, lực lượng an ninh tại sân bay đối chiếu, xác minh thông tin. - Bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm du lịch không phải là giấy tờ bắt buộc nhưng lại rất cần thiết khi đi du lịch, đặc biệt là những chuyến đi dài ngày. Bảo hiểm du lịch là công cụ bảo vệ bạn trước những rủi ro, bất trắc (nếu có) xảy ra trong quá trình xuất nhập cảnh. Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm với bạn nếu thuộc phạm vi điều khoản bảo hiểm, chẳng hạn như: hỗ trợ hành lý, thất lạc giấy tờ, hỗ trợ y tế khẩn cấp, hỗ trợ hồi hương, v.v.
Điều kiện được xuất cảnh ra nước ngoài
Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Và để xuất cảnh ra khỏi Việt Nam bạn cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trong đó tùy vào các trường hợp khác nhau, đối tượng là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài mà quy định về điều kiện xuất cảnh cũng khác nhau. Cụ thể:
Điều kiện để công dân xuất cảnh ra nước khác được quy định trong Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
- Đối với công dân Việt Nam:
Theo khoản 1 Điều 33 Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau:
- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.
- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
- Đối với người nước ngoài
Theo Điều 27 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019) người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
- Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện trên và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh
- Đối với công dân Việt Nam:
khi thuộc các trường hợp dưới đây thì công dân bị tạm hoãn xuất cảnh:
- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Đối với người nước ngoài:
Căn cứ theo Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đi nước ngoài gồm những gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khi nộp hồ sơ ở những địa chỉ và bộ phận khác nhau. Bạn sẽ phải chờ đợi trong những khoảng thời gian khác nhau, cụ thể thời gian làm hộ chiếu như sau:
Nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương): 8 ngày kể từ ngày bộ phận nhận được hồ sơ.
Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh: 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Theo Điều 15 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động như sau:
Người lao động phải về nước trước hạn quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quyết định này có nhu cầu được đào tạo chuyển đổi nghề, được hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống như sau:
Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng, tối đa 06 tháng/người/khóa học.
Sau khi hoàn thành khóa học, người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động nộp Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục IIIban hành kèm theo Quyết định này) kèm theo 01 bộ hồ sơ chứng minh theo một trong các hình thức: trực tuyến, trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi tới Cơ quan điều hành Quỹ. Hồ sơ gồm:
a) Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề;
b) Phiếu thu, biên lai thu tiền đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề;
c) Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ nộp thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, đơn vị, cá nhân lập danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ kèm theo hồ sơ của người lao động gửi Cơ quan điều hành Quỹ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này).
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và làm thủ tục hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…
Trong đó có 6 loại visa phổ biến nhất, đó là:
Visa du lịch (DL)
Visa công tác (DN1 – DN2)
Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
Visa thăm thân TT
Visa điện tử (EV)