Nguyên tắc xét giảm miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được dựa theo Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC. Khi xét đã được cơ quan có thẩm quyền xét đủ điều kiện miễn chấp hành thời hạn cư trú, quản chế còn lại thì người được xét miễn phải làm hồ sơ theo quy định pháp luật. Vậy hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC;
- Luật thi hành án hình sự 2019
Nguyên tắc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chính sách khoan hồng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa và bình đẳng trước pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế.
- Khuyến khích người chấp hành án tự giác phấn đấu, tích cực học tập, lao động, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định thi hành án và nghĩa vụ của người chấp hành án.
Điều kiện miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại
Người chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã chấp hành được một phần hai thời hạn án phạt.
- Cải tạo tiến bộ.
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định hồ sơ đề nghị xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại như sau:
“Hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại bao gồm:
a) Bản sao bản án; bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành án phạt cấm cư trú hoặc quản chế;
d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu thấy việc miễn chấp hành thời hạn án phạt cấm cư trú, quản chế còn lại cho người chấp hành án không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 86 hoặc khoản 1 Điều 95 của Luật thi hành án hình sự và làm văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại gửi Tòa án cùng cấp nơi người chấp hành án cư trú xem xét, quyết định. Đồng thời, sao gửi hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại cho Viện kiểm sát cùng cấp biết”.
Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại
Căn cứ Điều 86 và Điều 95 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
- Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
- Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
- Phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội,gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định việc rút ngắn thời gian thử thách;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo theo quy định của Luật này;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện khi người được hưởng án treo bỏ trốn;
- Hằng thángnhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở.
Có thể bạn quan tâm
- Sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế là gì?
- Cho người khác thuê chứng chỉ kế toán viên có bị phạt không?
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục sang tên nhà đất, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người chấp hành án phạt cấm cư trú hoặc quản chế có đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC và có đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, thì Trưởng Công an cấp xã nơi người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế chấp hành án có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc quản chế còn lại cho họ.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú phải thành lập Hội đồng xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp.
Thời hạn mở phiên họp không quá mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị. Trường hợp cần phải bổ sung hồ sơ hoặc hồ sơ chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm.
– Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị;
– Đại diện Viện kiểm sát phát biểu;
– Hội đồng thảo luận và quyết định.