Hiện nay, với công nghệ thời thông tin phát triển do vậy có nhiều hoạt động kinh tế, xã hội của chúng ta đều được thực hiện trên môi trường Internet nên các dịch vụ viễn thông đang rất phát triển trong thời gian gần đây. Internet đã tham gia vào mọi mặt của hoạt động xã hội, làm thay đổi nhận thức xã hội, tạo ra những mô hình kinh doanh mới đột phá và hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Để cung cấp dịch vụ viễn thông, trước hết doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ internet . Vậy Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet năm 2023 bao gồm những giấy tờ gì? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông
Tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài được cấp Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;
- Cam kết không gây ô nhiễm môi trường biển;
- Cam kết không thực hiện hoạt động khác ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông;
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tuyến cáp cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam và chịu mọi chi phí cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn.
Tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cam kết thiết lập mạng viễn thông dùng riêng chỉ để cung cấp dịch vụ cho các thành viên của mạng, không vì mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Có phương án kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Tổ chức được cấp Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Dịch vụ được đề nghị thử nghiệm là dịch vụ viễn thông chưa được quy định trong giấy phép viễn thông đã được cấp hoặc dịch vụ viễn thông có sử dụng tài nguyên viễn thông ngoài tài nguyên viễn thông đã được phân bổ;
- Phạm vi và quy mô thử nghiệm được giới hạn để đánh giá công nghệ, thị trường trước khi kinh doanh chính thức;
- Phương án thử nghiệm phù hợp với quy định về kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.
Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet có quy định như sau:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo quy định pháp luật;
– Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác theo quy định pháp luật);
– Bản sao đang có hiệu lực Điều lệ của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
– Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau:
+ Loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; giá cước dịch vụ; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu;
+ Tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư phương án huy động vốn; nhân lực; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ theo quy định pháp luật;
+ Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau:
- Cấu hình mạng viễn thông sẽ sử dụng theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng;
- Phân tích năng lực mạng và thiết bị viễn thông; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Kết nối viễn thông; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ; biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định pháp luật.
Thủ tục xin cấp phép cung cấp dịch vụ internet
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP về thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet có quy định như sau:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cho doanh nghiệp theo thẩm quyền pháp luật quy định
Doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm thực hiện giấy phép theo thông báo của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
– Trường hợp từ chối cấp phép, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép biết.
Đơn đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet
Gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn gia hạn giấy phép phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày trước ngày giấy phép hết hạn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo việc thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp đến ngày đề nghị gia hạn theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và quyết định gia hạn giấy phép theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp đề nghị gia hạn biết.
4. Việc xét gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện dựa trên việc doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đề nghị được gia hạn và các quy định của pháp luật về viễn thông.
5. Giấy phép gia hạn có giá trị hiệu lực kể từ ngày hết hạn của giấy phép đề nghị được gia hạn. Thời hạn của giấy phép gia hạn được xét theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 Luật viễn thông.
6. Việc công bố nội dung gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định này.”
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều kiện để sa thải nhân viên theo đúng luật
- Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng năm 2023 nhanh
Câu hỏi thường gặp
Miễn giấy phép viễn thông
– Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau đây:
– Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
– Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
– Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
– Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 24 của Luật này.
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em như sau:
Vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, hành vi cung cấp dịch vụ Internet có chứa nội dung không lành mạnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.