Đấu thầu đất là hoạt động phổ biến trong kinh doanh bất động sản. Đây là hoạt động phức tạp với nhiều quy trình và các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Hồ sơ đấu thầu đất gồm những gì?” qua bài viết sau đây nhé!
Hồ sơ đấu thầu đất gồm những gì?
Thực tế hồ sơ thầu là cách nói ngắn gọn của hồ sơ dự thầu. Do đó, trên cơ sở khái niệm hồ sơ dự thầu tại Khoản 31 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có thể hiểu khái quát: Hồ sơ thầu (hay hồ sơ dự thầu) là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Hồ sơ đấu thầu đất gồm những gì?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về những loại tài liệu cụ thể cũng như số lượng tài liệu trong hồ sơ dự thầu. Theo quy định hiện hành, hồ sơ dự thầu sẽ được nhà thầu, nhà đầu tư lập trên cơ sở hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất. Do đó, tùy thuộc vào từng lĩnh vực và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất mà hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm những tài liệu khác nhau. Pháp luật hiện hành quy định về những giấy tờ cơ bản trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của từng gói thầu trong các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Đối với các gói thầu xây lắp
Theo hướng dẫn về việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị gồm:
– Đơn dự thầu (theo mẫu);
– Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh (theo mẫu);
– Bảo đảm dự thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong hồ sơ dự thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
– Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu.
Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa
Quy định về các tài liệu cần thiết trong hồ sơ dự thầu được xác định theo nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của gói thầu về mua sắm hàng hóa.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa cũng được thực hiện như gói thầu xây lắp nêu trên.
Đối với gói thầu về dịch vụ tư vấn
Căn cứ Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT có thể xác định, hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sẽ bao gồm: Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính. Trong đó:
– Hồ sơ đề xuất kỹ thuật gồm:
+ Đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Văn bản thỏa thuận liên danh nếu có (theo mẫu)
+ Giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu; Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại hồ sơ mời quan tâm;
+ Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu của nhà thầu;
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ để xuất kỹ thuật;
+ Nội dung khác được nêu tại Bảng dữ liệu đấu thầu.
– Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ:
+ Đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Văn bản tổng hợp chi phí thực hiện gói thầu;
+ Thù lao cho chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu;
+ Nội dung bảng phân tích các chi phí thù lao cho chuyên gia (nếu có);
+ các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất tài chính.
Đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn
Căn cứ Mục 12 Chương I Phần thứ nhất Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT thì hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn cũng được thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng về cơ bản, cũng bao gồm những giấy tờ trong hồ sơ dự thầu của gói thầu xây lắp.
Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Đối với các loại hình dự án này, nhà thầu sẽ chuẩn bị hồ sơ sự thầu theo nội dung quy định cụ thể của hồ sơ mời thầu, tuy nhiên, căn cứ theo Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT, hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính- thương mại. Trong đó:
– Hồ sơ đề xuất kỹ thuật gồm:
+ Đơn dự thầu đề xuất về kỹ thuật (theo mẫu);
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
+Thỏa thuận liên danh (đối với nhà đầu tư liên danh) theo Mẫu quy định tại hồ sơ mời thầu;
+Bảo đảm dự thầu theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
+ Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại hồ sơ mời thầu;
+Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại hồ sơ mời thầu.
– Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ chủ yếu như:
+ Đơn dự thầu đề xuất tài chính – thương mại (theo mẫu) ;
+ Đề xuất về tài chính đối với gói thầu và các Bảng biểu thông tin đấy đủ theo quy định của hồ sơ mời thầu.
Cách làm hồ sơ thầu
Để có thể lập hồ sơ thầu đảm bảo đáp ứng yêu cầu cùa hồ sở mời thầu và trách những sai sót không đáng có chúng ta cần thực hiện theo trình tự các bước sau:
– Bước 1: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu để nắm rõ những yêu cầu của hồ sơ mời thầu để làm căn cứ lập hồ sơ dự thầu
Việc đọc để chúng ta nắm rõ những yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tài chính mà chủ đầu tư đề ra từ đó lập hồ sơ dự thầu đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đó.
– Bước 2: Làm y nguyên các biểu mẫu theo hồ sơ dự thầu
Lưu ý không được sót biểu mẫu nào nếu thiếu sót hay là làm sai các biểu mẫu thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại.
– Bước 3: Trình bày hồ sơ dự thầu
Một hồ sơ dự thầu thường có 3 phần: Năng lực (Năng lực dành cho gói thầu và năng lực công ty) + Biện pháp thi công + Giá dự thầu
*Phần năng lực công ty
Cung cấp các văn bản của công ty đã có sẵn đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu đã đưa ra như:
– Đăng ký kinh doanh (phô tô công chứng) theo quy định không quá 6 tháng
– Đăng ký mẫu dấu
– Các hợp đồng tương tự đã thực hiện
– Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán càng tốt
– Danh sách cán bộ thực hiện gói thầu dự kiến
– Tùy theo yêu cầu sẽ có nhiều nội dung cụ thể khác
*Phần biện pháp thi công
Nhà thầu, nhà đầu tư khi đọc hồ sơ mời thầu cần nắm rõ các yêu cầu và viết thuyết minh biện pháp thi công, bản vẽ biện pháp thi công đảm bảo tốt nhất đáp ứng yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu.
*Phần giá dự thầu
Đây phần khá quan trọng vì nó là điều kiện để nhà thầu, nhà đầu tư có thể thắng thầu hay không. Khi các tiêu chí điểm về kỹ thuật đạt thì giá dự thầu sẽ được tổ chuyên gia căn cứ để đưa ra ý kiến lựa chọn nhà thầu chính vì vậy lập giá dự thầu phải căn cứ mọi yếu tố để làm cho giá hợp lý nhất.
Những lưu ý khi làm hồ sơ thầu
– Kiểm tra kỹ Hồ sơ mời thầu đã đầy đủ thông tin cho 1 bản dự thầu chính xác chưa, có phần nào chưa hợp lý hay chưa hiểu rõ hay không, nếu có vấn đề phải ngay lập tức gửi công văn đến bên mời thầu đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu.
– Làm y nguyên không được thay đổi nội dung, hình thức của các biểu mẫu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu, không được làm thiếu một biểu mẫu nào mà hồ sơ mời thầu yêu cầu phải có.
-Lập đơn giá dự thầu đảm bảo đưa ra giá dự thầu hợp lý nhất trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng, hợp lý.
– Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu cần kiểm tra kĩ lại trước khi mang nộp để đảm bảo không còn sai sót gì. Quan trọng hơn hết là phải chú ý đến các yêu cầu về bảo mật hồ sơ dự thầu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chứng chỉ đấu thầu cơ bản để làm gì?
- Quy định về chứng chỉ hành nghề đấu thầu
- Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu
- Tra cứu chứng chỉ đấu thầu cơ bản
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hồ sơ đấu thầu đất gồm những gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo quy định của Luật Đấu thầu 2013, các chủ thể tham gia đấu thầu gồm có bên mời thầu và bên dự thầu. Trong đó:
Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên; đơn vị mua sắm tập trung; cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn. Đây là các bên có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.
Bao gồm hàng hóa, dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn. Trong đó:
+Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.
+Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn trên.