Để đăng ký tập sự hành nghề công chứng thì cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Do đó, để tránh bị bỏ sót giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ thì cá nhân cần nắm được hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng gồm những gì? Hiện nay đã có quy định mới về hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Để biết các giầy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng gồm những gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao nhiêu lâu?
Để được chính thức hành nghề công chứng thì cá nhân cần phải trải qua thời gian tập sự hành nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được pháp luật quy định, do đó cá nhân phải tập sự hành nghề công chứng trong thời gian quy định. Vậy, thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao nhiêu lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Theo quy định cũ tại Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BTP (hết hiệu lực từ ngày 20/11/2023) có quy định:
“Điều 3. Thời gian tập sự hành nghề công chứng
1. Thời gian tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là thời gian tập sự) quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật công chứng được tính từ ngày Người tập sự được ghi tên vào Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp.
2. Trong trường hợp Người tập sự thay đổi nơi tập sự theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Tổng thời gian tập sự được tính khi Người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là 03 tháng.“
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định thời gian tập sự hành nghề công chứng theo quy định là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là thời gian được tính từ ngày đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Bên cạnh đó tại Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BTP (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2023) có quy định về thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày quyết định đăng ký tập sự hành nghề công chứng có hiệu lực. Trong trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-BTP thì thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy trong trường hợp thay đổi nơi tập sự thì quy định mới tại Thông tư 08/2023/TT-BTP không còn yêu cầu người tập sự phải có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là 03 tháng.
Quy định về tổ chức hành nghề công chứng tập sự
Các cá nhân tập sự hành nghề công chứng sẽ được hướng dẫn bởi bởi các công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng tập sự. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, các cá nhân tập sự hành nghề công chứng cần nắm được quy định về tổ chức hành nghề công chứng tập sự như thế nào? Dưới đây là quy định về tổ chức hành nghề công chứng tập sự, bạn có thể tham khảo.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định về tổ chức hành nghề công chứng tập sự như sau:
– Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
– Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
+ Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.
+ Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.
+ Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
+ Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Công chứng 2014.
– Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng gồm có những giấy tờ gì?
Để đăng ký tập sự hành nghề công chứng thì cá nhân cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng đầy đủ và chính xác. Để tránh không được tập sự do thiếu hồ sơ hoặc hồ sơ không chính xác thì cá nhân cần nắm được hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng gồm có những giấy tờ gì? Để biết các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng, hãy theo dõi nội dung sau đây.
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2023) quy định hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề công chứng;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng hoặc quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
Trường hợp nào không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng?
Không phải bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Pháp luật có quy định về những trường hợp cá nhân không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Do đó, cá nhân cần nắm được quy định này trước khi đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Vậy, trường hợp nào không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định:
“5. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự:
a) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý;
b) Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
đ) Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành;
e) Người đang làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trừ trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng mà người đó tập sự hoặc ký hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà thời gian làm việc không trùng với ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.“
Như vậy, các trường hợp nêu trên không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng gồm những gì 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định người tập sự hành nghề công chứng có nghĩa vụ như sau:
– Tuân thủ nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các công việc thuộc nội dung tập sự quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BTP theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
– Bảo đảm thời gian tập sự hằng ngày theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
– Chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc được phân công.
– Giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự.
– Lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng, Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2023/TT-BTP
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014, Thông tư 08/2023/TT-BTP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về việc công chứng viên hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Hướng dẫn người tập sự các nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BTP.
– Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công.
– Chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
– Xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự.
– Nhận xét, đánh giá về việc tập sự trong Báo cáo kết quả tập sự của người tập sự và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan trong việc xác nhận, nhận xét, đánh giá của mình.
– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và Thông tư 08/2023/TT-BTP.