Kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Điều này đảm bảo đất đai được sử dụng một cách hiệu quả đạt được các mục tiêu cụ thể. Sau khi lập kế hoạch sử dụng đất, cơ quan nhà nước có liên quan phải quyết định cách thực hiện kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ đăng ký kế hoạch sử dụng đất gồm những gì? Quy định chung về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như thế nào? Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy định chung về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như thế nào?
Lập kế hoạch sử dụng đất là việc xác định quy mô và thời hạn sử dụng đất theo quy hoạch. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định chung về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Khi đã có quy hoạch sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định kế hoạch sử dụng đất như thế nào để hiện thực hóa quy hoạch sử dụng đất, phân chia quy hoạch sử dụng đất ra theo một thời gian nhất định và thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ theo Điều 35 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
+) Lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như theo các nguyên tắc sau:
Khi lập quy hoạch sử dụng đất của nhà nước thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải đảm bảo được tính liên kết giữa các vùng miền, đáp ứng tính đặc thù của đất cũng như từng địa phương, khi lâp quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện thì phải thể hiện luôn quá trình, nội dung sử dụng đất ở cấp cơ sở cấp xã luôn, bởi cấp huyện là cấp thấp nhất thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất, do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất thì phải lập luôn quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã.
Ngoài ra khi lập quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo và bảo vệ được đất dùng để trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ nhằm đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cũng như đảm bảo được sinh thái tự nhiên, biến đổi khi hậu, khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên hiện có, đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất giữa các địa phương, giữa các nghành, các lĩnh vực cũng như quỹ đất hiện còn của quốc gia để sử dụng sao cho hiệu quả mà còn tiết kiệm, sử dụng được triệt để nguồn đất.
+) Khi lập kế hoạch sử dụng đất cũng cần phải đáp ứng theo những nguyên tắc sau:
Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo được an ninh, quốc phòng của đất nước.
Kế hoạch sử dụng đất cũng cần phải nhằm mục đích sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, cần phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được đưa ra và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối với cấp huyện thì cũng phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện, đối với tỉnh thì phải phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh và kế hoạch của cấp trung ương thì phải phù hợp vơi quy hoạch sử dung đất của trung ương.
Lập kế hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cũng như khả năng biến đổi khí hậu. không làm mất đi những đi tích lịch sử hiện có và cần bảo tồn, những danh lam thắng cảnh đã được xác nhân cần bảo vệ, nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, mỗi lĩnh vực cũng như các ngành cũng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm: Hồ sơ khai thuế môn bài
Hồ sơ đăng ký kế hoạch sử dụng đất gồm những gì?
Quá trình sử dụng đất muốn đảm bảo có hiệu quả tối ưu thì các cá nhân, tổ chức cần phải lên kế hoạch sử dụng, phân bổ đất đai sao cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đảm bảo được mục tiêu do nhà nước đề ra. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ đăng ký kế hoạch sử dụng đất gồm những gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất quốc gia và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia, gồm:
– Biểu mẫu kế hoạch sử dụng đất quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục 01;
– Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và Phụ lục 05;
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục 08;
Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, gồm:
– Biểu kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02;
– Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và Phụ lục 05;
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục 08.
Mẫu hồ sơ quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm:
– Biểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03;
– Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp (kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05;
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08.
Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, gồm:
– Biểu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03;
– Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05;
– Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08.
Mẫu quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06.
Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07.
Thông tư 01/2021/TT-BTNMT chính thức có hiệu lực từ ngày 26/5/2021.
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao?
Chính sách liên quan đến quy hoạch sử dụng đất được đông đảo người dân và nhà đầu tư quan tâm. Để lập nên một kế hoạch sử dụng đất hiệu quả, khả thi trên thực tiễn là điều không đơn giản, đòi hỏi các tổ chức lập quy hoạch phải có thời gian nghiên cứu thực địa trong một khoảng thời gian. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; cơ quan quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
– Việc tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký kế hoạch sử dụng đất gồm những gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
– Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
– Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
– Kiểm tra quy hoạch dựa trên thông tin trên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất).
– Tìm hiểu quy hoạch đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nhờ công ty nhà đất, dịch vụ ở địa phương tìm hiểu.