Thưa Luật sư X. Tôi tự giới thiêu: Tôi là Hoàng Huy, năm nay tôi 25 tuổi, tôi có câu hỏi thắc mắc về vấn đề bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau: Ba tôi trước đây đã đi lính ở quần đảo Trường Sa, từ hồi tháng 10 năm 1990 và xuất ngũ vào thời điểm tháng 3 năm 1993. Đến thời điểm tháng 5 năm 1996, ba tôi có đi làm công nhân tại một nhà máy ở Quảng Ninh và bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội. Khi chốt sổ thì ba tôi không được cộng nối với thời gian công tác tại quần đảo Trường Sa. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này ba tôi có được cộng nối thời gian đóng BHXH từ thời gian công tác trong quân đội không? Và hồ sơ cộng nối thời gian trong quân đội đóng BHXH gồm những gì? Tôi cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Hãy cùng bộ phận tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:
Hiểu như thế nào là BHXH?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội cũng được rất nhiều người quan tâm.
Vai trò của Bảo hiểm xã hội:
Thứ nhất, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau và các rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm…
Thứ hai, với thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội nhất là chế độ hưu trí Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.
Thứ ba, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, việc tham gia Bảo hiểm xã hội là một công cụ đắc lực của Nhà nước và góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững của xã hội.
Ý nghĩa của việc đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Hệ thống bảo hiểm xã hội có các ý nghĩa về bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật với phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi Bảo hiểm xã hội.
Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc đó là, nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách bảo hiểm y tế và các chế độ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội như chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để quân nhân được cộng nối BHXH là gì?
Quân nhân là những người phục vụ trong lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Việt Nam. Bảo hiểm xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người dân toàn quốc nói chung và các quân nhân trong quân đội nói riêng. BHXH sẽ bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong quân đội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động,… Vậy, quân nhân được cộng nối BHXH khi đáp ứng những điều kiện nào, Luật sư X mời bạn theo dõi nội dung sau đây.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đưa ra quy định về tính thời gian công tác của quân nhân để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
- Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
- Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;
- Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
- Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
- Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
- Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Theo quy định trên, điều kiện để được cộng nối thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Thứ nhất, quân nhân xuất ngũ trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Thứ hai, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà chưa được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định trên thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bố bạn Hoàng Huy, bố bạn nhập ngũ tháng 10 năm 1990, xuất ngũ tháng 3 năm 1993. Đến năm 1996 bố bạn đi làm công nhân tại một doanh nghiệp và bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội. Vì thế bố bạn đủ điều kiện để được cộng nối thời gian theo như các quy định bên trên.
Hồ sơ cộng nối thời gian trong quân đội đóng BHXH gồm những gì?
Trong trường hợp quân nhân trong quân đội đã đáp ứng đủ điều kiện cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì họ phải chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục cộng nối này. Hồ sơ này xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho quân nhân đủ điều kiện để cộng nối nhưng không phải đóng BHXH được quy định tại khoản 3 điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Để tìm hiểu hồ sơ này bao gồm những giấy tờ gì, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.
Theo đó, trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho đối tượng là quân nhân hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 –TS Quyết định 595/QĐ-BHXH);
- Quyết định: phục viên hoặc xuất ngũ hoặc thôi việc;
- Giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 2/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/10 của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ xã (nếu có);
- Giấy xác nhận chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, BHXH một lần đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hồ sơ cộng nối thời gian trong quân đội đóng BHXH gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghỉ dưỡng thai có được hưởng BHXH không năm 2023?
- Cận bao nhiêu độ được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định?
- Hạn mức giao đất tái định cư năm 2023 là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 29 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.
Theo quy định trên, trường hợp quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội để tính thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi BHXH bắt buộc trong bộ quốc phòng quy định như sau:
1. Người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (người làm công tác cơ yếu);
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (học viên cơ yếu);
c) Công nhân, viên chức quốc phòng, công chức, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân;
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (sau đây gọi chung là lao động hợp đồng).
3. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng BHXH theo quy định thì được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Như vậy, quân nhân nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong bộ quốc phòng quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng tiền lương và của đơn vị (người) sử dụng lao động bằng 26% mức tiền lương tháng đóng BHXH (trong đó: đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH).
Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị (người) sử dụng lao động đóng.
Đối tượng được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng BHXH hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc;
Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.