Hiện hay, bảo hiểm xã hội ngày càng được người dân coi trọng. Nhưng vì nhiều lý do mà công ty có thể thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Theo quy định hiện hành, khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, công ty phải thực hiện thủ tục chuyển BHXH từ địa chỉ chỗ cũ sang địa chỉ mới. Vậy việc thay đổi bảo hiểm xã hội sẽ diễn ra như thế nào với việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính? Hồ sơ chuyển quận BHXH bao gồm những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các chế độ BHXH như sau:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.
– Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Điều 5 Luật BHXH quy định nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ chuyển quận BHXH bao gồm những gì?
Tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi
Báo giảm BHXH
Chuẩn bị các hồ sơ sau, nộp cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùngtrước khi chuyển đi.
– Thành phần hồ sơ
- Quyết định/Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển địa phương khác hoặc Quyết định giải thể của đơn vị, giấy phép kinh doanh, …bản sao
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng
- Chứng từ nộp tiền (bản sao nếu có).
- Phiếu giao nhận hồ sơ ngưng tham gia BHXH
Chốt sổ BHXH
– Hồ sơ gồm:
- Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ mới
- Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ cũ
- Tờ rời sổ (nếu có)
- Sổ BHXH (01 sổ/ người).
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT
- Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).
Tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến
Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối vơi cơ quan BHXH nơi chuyển đến
Hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo chuyển địa điểm
+ Biên bản chuyển địa bàn quản lý BHXH
+ Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT.
+ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT
– Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh/hoạt động (bản sao có chứng thực)
– Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN
– Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH tham gia trước đó
– Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc
Thủ tục chuyển quận BHXH khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành sau khi doanh nghiệp tiến hành thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần thực hiện thủ tục chuyển quận BHXH chuyển nơi đăng ký bảo hiểm tại địa chỉ trụ sở chính cũ sang cơ quan BHXH quản lý nơi đăng ký trụ sở mới. Theo đó, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Báo giảm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chốt sổ bảo hiểm xã hội đối với cơ quan BHXH nơi đi.
Bước 2:Tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới
Trong thời gian 04 ngày làm việc tính kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH, doanh nghiệp tiến hành thanh toán khoản tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để làm căn cứ cho cơ quan BHXH nơi trụ sở mới cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hồ sơ chuyển quận BHXH bao gồm những gì?”. Hy vọng rằng những đối tượng thuộc diện được thuê mua nhà ở xã hội sẽ thực hiện việc thuê mua dễ dàng khi Luật sư X cung cấp dịch vụ tư vấn qua bài viết này. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự cần được giải đáp thì hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt ra sao?
- Trẻ em có cần hộ chiếu khi đi nước ngoài không?
- Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không?
Câu hỏi thường gặp
Đối với quỹ hưu trí, tử tuất: Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Đối với quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp: Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bảo hiểm thất nghiệp: đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên;
Bảo hiểm y tế: đóng tại công ty ký hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Câu trả lời là Không. Căn cứ Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”
Căn cứ Quyết định 2777/QĐ-BHXH thì “… Trường hợp người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) đủ điều kiện tham gia trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.”
Như vậy, nếu bạn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ hai công ty trở lên thì bạn chỉ có thể đóng một bảo hiểm xã hội tại nơi bạn giao kết hợp đồng lao động đầu tiên mà không được phép tham gia đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc ở nhiều công ty khác nhau.
Bạn chỉ dược quyền đóng 1 bảo hiểm xã hội ở công ty bạn thực hiện giao kết hợp đồng lao động đầu tiên.
Trường hợp bạn có 2 sổ BHXH, bạn nên làm thủ tục gộp 2 quyển vào 1 quyển theo quy định, để đảm bảo quyền lợi của bạn sau này hưởng các chế độ BHXH như: chế độ hưu trí, thai sản, ốm đau….