Hộ kinh doanh là gì? Các đặc điểm theo quy định pháp luật? Hộ kinh doanh trong Nghị định 78/2015 và Nghị định 01/2021 có khác biệt gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý:
Hộ kinh doanh là gì?
Theo quy định pháp luật HKD được hiểu như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
Như vậy, 1 cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình sẽ được đăng ký thành lập HKD; phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh, không chỉ dừng lại ở tài sản có đăng ký vào HKD mà là tài sản của mình. Dễ hiểu hơn là trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của HKD.
Đặc điểm
Đối tượng thành lập
HKD do một cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ. Đối với HKD do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh. Đối với HKD do thành viên hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Các thành viên hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động sản xuất mang tính nghề nghiệp thường xuyên
HKD hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên; có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Không phải là doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng HKD không có tư cách của doanh nghiệp. HKD không có con dấu; không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp có; không được áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Cá nhân hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn
Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ; không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh. Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc cá nhân đã thành lập; tham gia góp vốn thành lập HKD không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hộ kinh doanh trong nghị định 78/2015/NĐ-CP có gì khác với quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Có thể thấy, quy định mới đã có nhiều điểm khác về HKD so với quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể:
– Thay đổi chủ thể được phép thành lập HKD: Cá nhân Các thành viên hộ gia đình
– Bỏ quy định HKD có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Về quyền thành lập HKD và nghĩa vụ đăng ký của HKD: Bổ sung các trường hợp không được thành lập HKD.
– Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ HKD, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký HKD.
– Về giấy chứng nhận đăng ký HKD: Bổ sung thêm điều kiện để được cấp giấy chứng nhận
– Quy định về mã số đăng ký HKD
– Về nguyên tắc áp dụng trong đăng ký HKD: Bổ sung quy định ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký HKD
– Về số lượng hồ sơ đăng ký HKD: Bổ sung thêm quy định “Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập HKD hoặc HKD nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký HKD theo quy định.”
– Về địa điểm kinh doanh: Nêu định nghĩa về địa điểm kinh doanh. Bổ sung quy định: “Một HKD có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở HKD, phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Câu hỏi thường gặp
Để thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn cần nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.
Lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay là 100.000 đồng/lần.
Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể gồm:
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
Ngành, nghề kinh doanh. Những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề kinh doanh cá thể, vốn pháp định thì phải bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận vốn pháp định do cơ quan nhà nước cấp quận/huyện cấp.
Số vốn kinh doanh
Họ, tên, số và ngày cấp
Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.