Phương pháp khoán là một trong những phương pháp tính thuế được xác định. Theo đó thì dựa theo tỷ lệ trên doanh thu khoán, cơ quan thuế sẽ xác định để tính mức thuế khoán trên cơ sở quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thông thường, phương pháp này sẽ áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh. Vậy phương pháp khoán được áp dụng đối với những hộ kinh doanh nào? Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán hiện nay là gì?
Căn cứ pháp lý
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là gì?
Thuế là khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
Tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được quy định là: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh”.
Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì theo đó, hộ kinh doanh thông thường sẽ phải chịu ba khoản thuế đó là: lệ phí (thuế) môn bài; thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngoài ra, hộ kinh doanh còn có thể phải chịu thêm thuế về bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo nội dung của pháp luật có liên quan.
Các trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế có nghĩa vụ nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình.
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bằng cách nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC và khoản 1 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì theo đó quy định về phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
– Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
– Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo.
- Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
- Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.
– Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BT, căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Cụ thể như sau:
– Đối với doanh thu tính thuế
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp hộ kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Đối với việc xác định số thuế phải nộp
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
+ Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
- Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Liên hệ
Vấn đề “Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Các khoản thưởng không chịu thuế TNCN là gì?
- Năm 2023 có sổ đỏ có phải đóng thuế đất không?
- Đơn xin miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP kể từ ngày 01/01/2023 thì Điều 1 của nghị định này chính thức hết hiệu. Theo đó, đối với hộ kinh doanh phải nộp thuế GTGT thuộc đối tượng được giảm thuế sẽ không còn được giảm thuế nữa.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Luật quản lý thuế năm 2019 thì người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.