Con dấu là vật dụng quen thuộc thường xuất hiện trên nhiều loại giấy tờ, chứng từ giao dịch, tuy nhiên, không phải mọi chủ thể đều được sử dụng con dấu. Hộ kinh doanh với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ liệu có được sử dụng con dấu hay không? Trong phạm vi bài viết này, cùng Luật sư X tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
Nghị định 99/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Luật doanh nghiệp 2020 không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Vấn đề này được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP; cụ thể khoản 1 tại Điều 79 như sau:
Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Từ quy định này, Hộ kinh doanh có thể do cá nhân hoặc một nhóm người; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên; có quy mô nghề nghiệp ổn định; đăng kí kinh doanh tại một địa điểm và sử dụng dưới mười người lao động. Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Không có quy định về con dấu của hộ kinh doanh.
Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt; buôn chuyến, kinh doanh lưu động; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký; trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Quy định của pháp luật về con dấu của hộ kinh doanh
Căn cứ Chương VIII Nghị định số 01/2021 quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh, pháp luật không có quy định cụ thể về con dấu của hộ kinh doanh. Và Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, không quy định cụ thể các đối tượng được phép sử dụng con dấu; cũng như các đối tượng bị cấm thiết kế và sử dụng con dấu.
Do pháp luật không quy định cụ thể về con dấu của hộ kinh doanh. Cũng như không bắt buộc hộ kinh doanh phải sử dụng con dấu. Do đó, hộ kinh doanh có thể tự quyết định có sử dụng con dấu hay không.
Vì vậy, hộ kinh doanh được quyền quyết định về hình thức, nội dung con dấu. Nhưng phải đảm bảo không được vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP. Ngoài ra, không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với con dấu của các doanh nghiệp đã đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia; Không vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ…
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo về dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang CTY TNHH 2 thành viên
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp phải đăng kí con dấu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mà hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp, nên khi sử dụng con dấu, hộ kinh doanh không cần đăng kí sử dụng, thay đổi con dấu.
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng con dấu với mục đích cung cấp thông tin như dấu chữ ký, dấu logo và thay thế phần thông tin doanh nghiệp (Địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh…). Và không được thực hiện chức năng như con dấu của pháp nhân trong việc kinh doanh, giao dịch.