Xin chào Luật sư, gia đình tôi là hộ kinh doanh, hiện nay gia đình tôi đang kinh doanh mặt hàng là đồ ăn tươi sống tại một cửa hàng gần nhà, gia đình tôi thì hiện muốn treo biển hiệu để nhiều người biết đến sản phẩm của nhà mình. Tôi thắc mắc không biết rằng hiện nay quy định về việc hộ kinh doanh có cần treo biển hay không? Nếu được treo biển hiệu thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì để việc treo biển hiệu tuân thủ đúng quy định pháp luật? Mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên nhé!
Căn cứ pháp lý
Hộ kinh doanh có cần treo biển hay không?
Theo quy định về doanh nghiệp hiện hành hiện nay nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính.
Cụ thể việc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính chỉ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp (theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối với hộ kinh doanh, việc bắt buộc gắn tên hộ kinh doanh tại trụ sở chính không được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP (theo Điều 88).
Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển tại trụ sở chính giống như doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu muốn quảng cáo, hộ kinh doanh có thể treo biển hiệu theo quy định của pháp luật quảng cáo.
Hộ kinh doanh treo biển hiệu như thế nào là đúng pháp luật?
Theo quy định tại Điều 34 Luật quảng cáo 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
Về nội dung:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.
Về thể hiện chữ viết trên biển hiệu: phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này như sau:
– Nội dung phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp:
+ Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Về kích thước biển hiệu:
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Lưu ý: – Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
– Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
*Nếu Hộ gia đình chỉ là treo biển hiệu cho cơ sở kinh doanh của mình thì sẽ không phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần biển hiệu của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện như quy định ở trên.
*Nếu bảng quảng cáo của Hộ gia đình có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào tường nhà, thì phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương (theo trình tự thủ tục tại Điều 31 Luật quảng cáo 2012).
Về cách đặt biển hiệu: được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 2 Điều 2 Chương 2 của Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/05/2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời như sau:
Vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:
– Đảm bảo mỹ quan đô thị;
– Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;
– Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;
– Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.
CHÚ THÍCH: Phạm vi không được phép xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo đối với cầu, hầm đường bộ xem Phụ lục A của thông tư này.
Vị trí treo đối với biển hiệu: treo/gắn/ốp sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp biển hiệu treo ngang cổng hoặc lối vào phải đảm bảo khoảng cách thông thủy từ mép dưới biển xuống điểm cao nhất của mặt lối đi không nhỏ hơn 4,25 m.
Treo biển quảng cáo không đúng nội dung quảng cáo đã đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại khoản 3, khoản 5 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo, theo đó:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên cá nhân khi có hành vi treo biển quảng cáo không đúng nội dung quảng cáo đã đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc tháo dỡ quảng cáo vi phạm.
Với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tra cứu giấy xác nhận nội dung quảng cáo thế nào?
- Quy định về quảng cáo mỹ phẩm năm 2022, điều kiện quảng cáo mỹ phẩm
- Thuế suất thuế GTGT của dịch vụ quảng cáo là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 quy định hộ kinh doanh có cần treo biển hay không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 29 Luật quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 theo đó:
Cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ. Nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý. Phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có rất nhiều loại biển hiệu quảng cáo. Nó bao gồm các loại như biển quảng cáo ngoài trời, làm biển quảng cáo đèn led, bảng quảng cáo điện tử, biển quảng cáo mica chữ nổi, biển quảng cáo inox, biển quảng cáo hộp đèn, … Và nó có thể tùy biến nội dung để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Biển hiệu phải có các nội dung sau:
Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Địa chỉ, điện thoại.