Thưa Luật sư X. Tôi là Quỳnh Hương, hiện tại tôi đang mở một cửa hàng kinh doanh với hình thức là hộ kinh doanh. Sau 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì tôi đã có một lượng khách hàng ổn định, có rất nhiều khách hàng đề nghị tôi hãy mở rộng phạm vi kinh doanh. Vậy, tôi có mong muốn được mở thêm chi nhánh cửa hàng ở các tỉnh, thành phố khác. Tôi đang phân vân không biết rằng thông tin hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm có đúng không? Rất mong được Luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn Luật sư X!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm đúng không? tại bài viết sau đây.
Địa điểm kinh doanh được hiểu như thế nào?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký, Không có con dấu riêng, có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. Không phải bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh. Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm,…
Nguyên tắc đặt tên địa điểm kinh doanh
Nguyên tắc đặt tên địa điểm kinh doanh như sau:
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
– Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
(Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Đối tượng nào được thành lập hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh có thể hiểu là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định pháp luật. Từ khái niệm trên, chắc hẳn bạn đọc đã khoanh vùng được rõ các đối tượng được thành lập hộ kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về các đối tượng này, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Trước đây, khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
- Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thành lập.
- Một hộ gia đình thành lập.
Hiện nay, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
- Một cá nhân thành lập.
- Các thành viên hộ gia đình thành lập.
Như vậy, theo quy định mới thì “nhóm cá nhân người Việt Nam” không còn được thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra, cũng tại Điều 79 Nghị định 01 đã bổ sung thêm đối tượng không cần phải đăng ký doanh doanh là: Những người kinh doanh thời vụ.
Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có quốc tịch Việt Nam và không được thuộc một trong các trường hợp không được thành lập hộ kinh doanh sau:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm đúng không?
Hiện nay có nhiều cửa hàng kinh doanh theo hình thức là hộ kinh doanh. Sau đó, những cửa hàng này muốn phát triển và mở rộng tại các khu vực khác. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người còn vướng mắc và không biết rằng hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm hay chỉ được kinh doanh tại một địa điểm thôi. Để giải đáp cho câu hỏi này, Luật sư X chúng tôi mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây:
Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
“Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Đối chiếu quy định trên hộ kinh doanh của bạn có thể hoạt động tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
Và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Vậy, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm là sai. Hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng chọn một điểm để làm trụ sở.
Hộ kinh doanh có được chuyển trụ sở khác không?
Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ kinh doanh cá thể thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mình đã đăng ký. Những nội dung thay đổi bao gồm:
– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh, trong quá trình hoạt động hộ kinh doanh có thể thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh;
– Số vốn kinh doanh như có thể tăng hoặc giảm vốn kinh doanh;
– Số lao động;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Như vậy, Theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh có quyền được thay đổi trụ sở của mình và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đã đăng ký.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật kinh doanh đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm đúng không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
- Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
Câu hỏi thường gặp
– Hiện nay theo quy định mới thì hộ kinh doanh được đặt trụ sở ở một nơi nhưng kinh doanh ở nhiều nơi khác nhau. Điều này đã được mở rộng ra so với quy định trước đây khi mà hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Như vậy, nhiều hộ kinh doanh đôi khi không cần phải lên hình thức doanh nghiệp.
– Nếu bạn dự tính đặt nhiều hộ kinh doanh tại một địa điểm thì việc kinh doanh này phải là kinh doanh thật; không phải thành lập kinh doanh ra để lấy tư cách hay ký hợp đồng. Bởi lẽ, hộ kinh doanh thuộc quản lý của UBND cấp quận, huyện; chi cục thuế địa phương. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều cơ quan quản lý hộ kinh doanh.
Trong trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh không thật; lập hộ kinh doanh chỉ để đó thì UBND đã biết hết những thông tin này và họ là người chi tiết nhất nắm được địa bàn. Đôi khi họ sẽ xuống kiểm tra vì sự bất hợp lý. Vì vậy, cần có sự ngăn cách hợp lý về mặt địa lý giữa các hộ kinh doanh; chia không gian ra làm nhiều phần và dành cho nhiều hộ khác nhau việc đăng ký mới dễ dàng. Đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, không lập nhằm mục đích trái phép, xuất hóa đơn. Như vậy, khi kiểm tra mới tránh được những rủi ro.
Trước đây, theo Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm và gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Hiện tại, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định về giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh nhưng phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Tại khoản 4 Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.
Như vậy, việc ủy quyền cho người khác thực hiện hoạt động đăng ký hộ kinh doanh là hoàn toàn có thể thực hiện. Đồng thời, việc ủy quyền này phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.