Hiện tại, để thực hiện thủ tục mua bán đất thì tất cả thành viên trong gia đình đã đủ tuổi thành niên phải cùng nhau ký vào hợp đồng mua bán vì đây là tài sản chung của hộ gia đình. Bên cạnh đó nhiều bạn đọc cũng thắc mắc và gửi câu hỏi đến Luật sư X rằng: Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định của Luật cư trú 2006 thì nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú
Điều 24 Luật Cư trú 2006 quy định:
“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”
Ngoài ra, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;[…]’’
Như vậy, căn cứ theo những quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ hộ khẩu là 2 loại giấy tờ độc lập với nhau, người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện theo Luật Đất đai 2013.
Sang tên Sổ đỏ có cần sổ hộ khẩu không?
Sang tên là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ quy trình, thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là nhà đất). Thủ tục sang tên được hiểu theo hai cách khác nhau:
Cách 1: Sang tên dùng để chỉ toàn bộ quy trình chuyển nhượng, tặng cho nhà đất (từ khi hai bên công chứng, chứng thực hợp đồng đến khi cơ quan đăng ký đất đai đăng ký vào sổ địa chính)
Cách 2: Sang tên dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động đất đai khi chuyển nhượng, tặng cho (giai đoạn sau khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng – giai đoạn này người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hoặc người chuyển nhượng, tặng cho nếu các bên có thỏa thuận nộp hồ sơ đăng ký biến động cho cơ quan đăng ký đất đai để hoàn tất việc chuyển nhượng, tặng cho theo quy định).
Để trả lời cho vướng mắc “Sang tên Sổ đỏ có cần sổ hộ khẩu không” cần phải xem hồ sơ khi thực hiện thủ tục sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký biến động (đăng ký sang tên)
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho nhà đất gồm có:
– Đơn đăng theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau:
“Nhận… (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất như nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho) …m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là … m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là… m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)”.
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Ngoài ra, nếu người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng, tặng cho bất động sản theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.
– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
– Các giấy tờ dùng để làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).
Như vậy, nếu đã công chứng hoặc chứng thực xong thì khi đăng ký sang tên sẽ không cần sổ hộ khẩu.
Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực
* Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng
Theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ công chứng nhà đất gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của tổ chức công chứng nên các bên đến trực tiếp rồi điền theo mẫu của họ).
– Dự thảo hợp đồng do các bên thỏa thuận (thông thường công chứng viên sẽ soạn theo mẫu của phòng/văn phòng công chứng và người yêu cầu công chứng sẽ trả thù lao soạn hợp đồng nên các bên không cần chuẩn bị hợp đồng trước).
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (thực tế yêu cầu giấy tờ của các bên) như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
– Bản sao Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ).
– Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có, như:
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản chung/riêng.
+ Bản sao giấy tờ về thẩm quyền đại diện/ủy quyền như hợp đồng ủy quyền.
+ Sổ hộ khẩu (vì quy định chỉ được công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành nơi có nhà đất nên khi công chứng các bên thường yêu cầu có sổ hộ khẩu).
Lưu ý: Bản sao là bản chụp hoặc bản in hoặc bản đánh máy có nội dung chính xác, đầy đủ như bản chính và không phải chứng thực.
* Hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp đồng
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (mang bản chính để đối chiếu).
– Bản sao Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) và phải mang bản chính để đối chiếu.
Tóm lại, hồ sơ yêu cầu công chứng hoặc chứng thực không có quy định bắt buộc phải có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên trên thực tế nhiều UBND xã, phường, thị trấn hoặc phòng/văn phòng công chứng vẫn yêu cầu.
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi”Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan đến nhau không?”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Định giá đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Bỏ sổ hộ khẩu, giao dịch nhà đất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định:
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.
Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định:
Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu.
Trong khi đó, Điều 24 làm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.
Theo Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2006 và được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA về hồ sơ đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu bao gồm:
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao chứng thực);
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
Bản khai nhân khẩu;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.