Để nhăm quản lý nhân khẩu một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, Nhà nước ta đã đưa ra các quy định về sổ hộ khẩu. Sổ hộ khẩu thường là hộ khẩu của hộ gia đình, tuy nhiên cũng có một số loại giấy tờ khác tương đương như sổ hộ khẩu của gia đình sẽ dành cho một số đối tượng đặc biệt, đó chính là hộ khẩu tập thể. Vậy ” hộ khẩu tập thể là gì và được pháp luật quy định ra sao. Mời bạn cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi mới biết đến một trường hợp có hộ khẩu tập thể, tôi vẫn còn chưa hiểu lắm về những người có hộ khẩu tập thể này. Luật sư có thể cho tôi biết thêm một số thông tin về hộ khẩu tập thể được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hộ khẩu tập thể là gì?
Đối tượng được đăng ký thường trú theo hình thức nhân khẩu tập thể được quy định tại Điều 6 Thông tư số 11/2005/TT/BCA/C11, bao gồm:
Những trường hợp sau đây được ĐKHK theo nhân khẩu tập thể:
– Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục B Phần III Thông tư này, hiện đang sống độc thân tại nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức;
– Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách, người già yếu, cô đơn, trẻ em, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung tại các trại thương binh, trung tâm điều dưỡng, trung tâm bảo trợ xã hội, làm trẻ SOS…. (sau đây gọi chung là cơ sở nuôi dưỡng);
– Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, sống tại các cơ sở tôn giáo.
– Từng người thuộc các trường hợp quy định tại tiết a và tiết c điểm 6.1 nêu trên, phải trực tiếp ĐKHK thường trú với cơ quan Công an nơi đang cư trú. Riêng đối với những người quy định tại tiết b điểm 6.1 nêu trên thì đại diện của các cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp đến cơ quan Công an để làm thủ tục ĐKHK thường trú.
Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể được cấp cho từng người đã ĐKHK thường trú theo nhân khẩu tập thể.
Cơ quan, tổ chức có nhà ở tập thể phải cử một người phụ trách nhà tập thể đó, để nhắc nhở mọi người chấp hành quy định về ĐKQLHK. Khi thay đổi người phụ trách nhà ở tập thể thì cơ quan, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan công an có thẩm quyền.
Những người đã ĐKHK theo nhân khẩu tập thể, nhưng hàng ngày thường xuyên về ở với gia đình hoặc ở tại nhà ở hợp pháp của mình thì phải ĐKHK thường trú hộ gia đình.
Xóa tên trong sổ hộ khẩu tập thể.
Các trường hợp sau đây phải xóa tên trong Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể:
Có người chết hoặc tuyên bố mất tích (theo quy định của pháp luật dân sự).
Không thường xuyên cư trú tại nơi ĐKHK thường trú mà không có lý do chính đáng hoặc không thể ở nơi đó được.
Thủ tục xóa tên
– Khi có những thay đổi quy định tại tiết a và tiết b điểm 3.1 khoản này, thì đại diện hộ gia đình, nhà ở tập thể hoặc người có thay đổi phải đến cơ quan Công an nơi ĐKHK thường trú để làm thủ tục xóa tên. Thủ tục gồm:
– Chứng minh nhân dân của người đến làm thủ tục;
– Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
– Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể;
– Giấy tờ để chứng minh có thay đổi.
Sau khi xóa tên trong Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, cơ quan Công an tiến hành điều chỉnh trong Sổ đăng ký hộ khẩu.
Đối với trường hợp quy định tại tiết c điểm 3.1 nêu trên, trước khi xóa tên, cơ quan Công an thông báo và yêu cầu công dân chuyển hộ khẩu thường trú về nơi thực tế thường xuyên cư trú; nếu quá 6 tháng kể từ ngày thông báo, công dân không chấp hành thì lập biên bản xóa tên.
Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể
– Đối tượng cấp
– Mỗi nhân khẩu tập thể được cấp một Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
– . Quản lý và sử dụng
Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể có giá trị pháp lý trong giải quyết các công việc về hộ khẩu và các công việc có liên quan đến hộ khẩu.
– Người trong hộ gia đình và nhân khẩu tập thể có trách nhiệm bảo quản, sử dụng Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo đúng quy định của Nghị định số 51 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 108 và quy định của Thông tư này. Phải xuất trình Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể vào các mục đích khác trái pháp luật.
Trường hợp Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể bị mất thì phải trình báo ngay với cơ quan Công an nơi ĐKHK thường trú.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chuyển đi, xóa tên trong sổ hộ khẩu tập thể
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chuyển đi thực hiện như sau:
Trưởng Công an xã, thị trấn cấp Giấy chứng nhận chuyển đi cho trường hợp quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 phần này.
Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận chuyển đi cho trường hợp quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 phần này.
Thẩm quyền xóa tên trong Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và điều chỉnh trong Sổ đăng ký hộ khẩu thực hiện như sau:
Cơ quan Công an có thẩm quyền lập, ký các loại sổ hộ khẩu và Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể quy định tại khoản 4 Mục Đ Phần III Thông tư này, thì có thẩm quyền xóa tên trong Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và điều chỉnh nội dung thay đổi của Sổ đăng ký hộ khẩu trong phạm vi địa bàn phụ trách.
Thẩm quyền ký Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể
Đối với các xã, thị trấn của các huyện thuộc tỉnh
Trưởng công an xã, thị trấn ký Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và Sổ đăng ký hộ khẩu.
Đối với các huyện, quận của thành phó trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trưởng công an huyện, quận của thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký Sổ đăng ký hộ khẩu, Sổ hộ khẩu gia đình và Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
Người có thẩm quyền ký Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể thì được quyền cấp dổi, cấp lại Sở hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
Điều chỉnh, bổ sung nội dung ghi trong Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
Khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch thì chủ hộ hoặc người có thay đổi phải đến cơ quan Công an nơi ĐKHK thường trú để điều chỉnh, bổ sung, thủ tục bao gồm:
– Chứng minh nhân dân.
– Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
– Giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch.
Khi có thay đổi địa giới hành chính đường phố: Cơ quan công an căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh địa giới hành chính, đường phố. Thủ tục hành chính bao gồm: Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hộ khẩu tập thể là gì“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; Quy định tạm ngừng kinh doanh; ly hôn nhanh; dịch vụ thám tử; Công chứng tại nhà; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận hộ khẩu tập thể được quy định tại mục 6.2 Điều 6 Thông tư số 11/2005/TT/BCA/C11, đó là cơ quan công an cấp xã nơi công dân cư trú.
Tuy nhiên, cần lưu ý:
– Công dân ĐK hộ khẩu thường trú trực tiếp tại cơ quan công an cấp xã nơi cư trú vận dụng so với đối tượng người tiêu dùng dưới đây :
+ Đối tượng được lao lý tại khoản 1 và khoản 2 Mục B Phần III Thông tư 11/2005 / TT / BCA / C11 sống độc thân và cư trú tại nhà ở tập thể của cơ quan, tổ chức triển khai ;
+ Người có chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người chuyên hoạt động giải trí về ngành nghề dịch vụ tín ngưỡng, tôn giáo … sống tại những cơ sở tôn giáo theo pháp luật của pháp lý về tín ngưỡng, tôn giáo
– Đại diện của những cơ sở nuôi dưỡng tại cơ quan công an cấp xã nơi cư trú vận dụng so với đối tượng người dùng là Thương thương bệnh binh, người già, trẻ nhỏ, những đối tượng người dùng cần được bảo ưu tiên và bảo vệ được nuôi dưỡng, chăm nom tại những cơ sở nuôi dưỡng
– Những người đã ĐK hộ khẩu theo nhân khẩu tập thể nhưng hàng ngày về ở với mái ấm gia đình hoặc ở tại nhà ở hợp pháp do công dân chiếm hữu thì phải ĐK thường trú theo hình thức hộ mái ấm gia đình .
Tại Điều 14 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân như sau:
– Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể chưa đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an. Riêng việc xuất trình sổ hộ khẩu được thay bằng giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp; trường hợp chưa có giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp thì xuất trình quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác.
Đối với các trường hợp nêu trên, khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị và mục nơi thường trú trên thẻ Căn cước công dân được ghi theo địa chỉ trụ sở đơn vị nơi công dân đang trực tiếp công tác.
– Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, chiến sỹ đó (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu); đối với đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không được sử dụng con dấu riêng thì người cấp giấy giới thiệu là thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị đó được sử dụng con dấu riêng;
Người cấp giấy giới thiệu làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân phải chịu trách nhiệm cấp đúng đối tượng theo quy định (là cán bộ, chiến sỹ đang sinh sống ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể của đơn vị quản lý và chưa đăng ký thường trú theo hộ gia đình).
Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định thì việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện như đối với công dân khác”.
Như vậy, đối với trường hợp công dân nêu đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể chưa đăng ký thường trú theo hộ gia đình thì khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân phải xuất trình giấy giới thiệu, kèm giấy Chứng minh Công an nhân dân hoặc quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng quân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định.