Hộ chiếu là một tài liệu pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân, cho phép họ đi lại, du lịch và làm việc tại các quốc gia khác. Hộ chiếu được sử dụng để xác minh danh tính và quốc tịch của người sở hữu trong các giao dịch quốc tế và khi nhập cảnh vào các quốc gia khác. Giấy tờ này đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh danh tính và quốc tịch của công dân khi họ ra nước ngoài, đồng thời đảm bảo quyền lợi và an toàn trong các giao dịch quốc tế. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hộ chiếu sai nơi sinh có bay được không? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Hộ chiếu sai nơi sinh có bay được không?
Hộ chiếu có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm pháp lý, an ninh, và xã hội. Hộ chiếu là tài liệu chính thức xác minh danh tính và quốc tịch của người sở hữu. Khi đi du lịch hoặc sinh sống ở nước ngoài, hộ chiếu chứng minh rằng bạn là công dân của một quốc gia cụ thể, và điều này giúp các cơ quan chức năng nhận diện bạn một cách chính xác.
Đối với các chuyến bay nội địa mà hành khách là người Việt Nam, thủ tục lên máy bay thường khá đơn giản. Hành khách chỉ cần có vé máy may với họ tên trùng khớp với thông tin trên giấy tờ cá nhân là đã được lên máy bay.
Tuy nhiên, trong trường hợp hành khách sử dụng hộ chiếu để đi các chuyến bay quốc tế, thủ tục kiểm tra thông tin tin trên giấy tờ sẽ gắt gao hơn.
Tại một số quốc gia, nơi sinh là thông tin quan trọng nếu bị thiếu hoặc sai sót có thể bị coi là mối đe doạ an ninh biên giới, khiến cá nhân dễ dàng che giấu danh tính của họ.
Theo đó, nếu hộ chiếu bị sai nơi sinh hoặc không có nơi sinh thì bạn có thể bị từ chối nhập cảnh, xuất cảnh, không được lên máy bay.
Như vậy, để tránh trường hợp xấu xảy ra khi làm thủ tục đi máy bay, tốt nhất bạn nên làm lại hộ chiếu nếu bị sai thông tin nơi sinh.
Thủ tục cấp lại hộ chiếu bị sai nơi sinh như thế nào?
Hộ chiếu là cơ sở pháp lý để bạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các tình huống quốc tế. Ví dụ, khi bạn nhập cảnh vào một quốc gia, hộ chiếu giúp xác nhận quyền của bạn đối với việc cư trú, làm việc, hoặc du lịch tại quốc gia đó. Hộ chiếu giúp bạn được hưởng các quyền lợi hợp pháp khi ở nước ngoài, bao gồm quyền được bảo vệ theo luật pháp của quốc gia sở tại và quyền được hỗ trợ từ cơ quan đại diện của quốc gia bạn trong trường hợp khẩn cấp.
Việc sửa đổi hộ chiếu bị sai nơi sinh thực hiện như thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, áp dụng với lần cấp thứ 2 trở lên theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Thủ tục đề nghị cấp lại hộ chiếu
Hồ sơ cấp lại hộ chiếu bị sai nơi sinh
Hồ sơ giấy tờ xin cấp hộ chiếu (do hộ chiếu cũ sắp hết hạn/ hết trang/ mất / hư hỏng rách nát) cho người lớn
– Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu TK01 (Tùy từng trường hợp mà phải khai trên giấy hoặc Đề nghị khai hộ chiếu trực tuyến)
– Ảnh hộ chiếu: 02 ảnh, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
– Bản gốc hộ chiếu phổ thông cũ đã hết hạn
– Bản gốc Thẻ căn cước (Để Cơ quan xuất nhập cảnh đổi chiếu khi tiếp nhận hồ sơ)
– Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.
– Bản chụp Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.
Hồ sơ xin cấp hộ chiếu (do hộ chiếu cũ hết hạn / hết trang/ mất / hư hỏng) đối với trẻ em chưa đủ 14 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi là những người không đủ nhận thức và khả năng để tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của mình một cách độc lập nên phải có người khác làm thay.
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, ký tên và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.
– Nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Thẻ căn cước của người nộp phải được xuất trình khi làm thủ tục tại Cơ quan xuất nhập cảnh.
Thủ tục, lệ phí cấp lại hộ chiếu bị sai nơi sinh
Bước 1. Nộp hồ sơ
Người hoặc người đại diện hợp pháp của người đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ 2 trở lên nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc CA cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú; hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc BCA
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
Bước 3. Tiến hành chụp ảnh chân dung và thu thập vân tay của người đề nghị cấp lại hộ chiếu
Bước 4. Cơ quan có thẩm quyền hẹn ngày trả kết quả với người nộp hồ sơ
Bước 5. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, cơ quan có thẩm quyền nêu tại Bước 1 phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Lệ phí cấp lại hộ chiếu bị sai nơi sinh: Không thu phí
>> Xem ngay: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa
CCCD bị sai chờ cấp lại thì làm hộ chiếu thế nào?
Hộ chiếu là công cụ quan trọng trong quan hệ đối ngoại, giúp các quốc gia nhận diện và kiểm soát người nhập cư. Nó cũng là yếu tố trong các thỏa thuận quốc tế về di chuyển tự do giữa các quốc gia. Khi đi làm việc hoặc học tập ở nước ngoài, hộ chiếu là tài liệu cần thiết để chứng minh danh tính và quyền cư trú của bạn. Nó cũng thường được yêu cầu khi nộp hồ sơ xin việc hoặc đăng ký học tại các cơ sở giáo dục quốc tế.
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 quy định về cấp hộ chiếu phổ thông trong nước thì người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019; xuất trình CMND, thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khi có nhu cầu xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu: Theo quy định trên khi có nhu cầu xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu thì người đề nghị cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND/ CCCD còn giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, khi chờ cấp lại CCCD thì cán bộ sẽ thu lại thẻ CCCD của bạn đang sử dụng. Trường hợp này người đề nghị cấp hộ chiếu không còn thẻ CCCD để làm hộ chiếu, người đề nghị cấp hộ chiếu nên chờ nhận thẻ CCCD rồi mới làm thủ tục cấp hộ chiếu.
Trong khi chờ đợi cấp lại CCCD, người đề nghị cấp hộ chiếu có thể bắt đầu chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết để làm hộ chiếu. Điều này bao gồm điền đơn đăng ký, chuẩn bị ảnh chân dung và các tài liệu chứng minh danh tính khác theo yêu cầu của cơ quan cấp hộ chiếu địa phương.
Trường hợp cấp lại hộ chiếu: Người đề nghị cấp hộ chiếu có thể xuất trình hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng để thay thế cho CMND/CCCD.
Ngoài ra, trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất thì người yêu cầu cấp hộ chiếu phổ thông trong nước phải cung cấp được bản chụp CMND/CCCD.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hộ chiếu sai nơi sinh có bay được không?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu bị sai nơi sinh sẽ được làm lại theo thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông từ lần thứ hai và được thực hiện tại:
Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh – Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi cho người dân hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Tại khoản 7 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn cấp hộ chiếu phổ thông trong nước như sau:
– Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
– Không quá 03 ngày làm việc đối với các trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.