Hiện nay, ở Việt Nam, hộ chiếu phổ thông được dùng nhiều nhất ngoài ra còn có nhiều loại hộ chiếu khác như hộ chiếu công vụ được cấp khi đi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Vậy hộ chiếu công vụ khác hộ chiếu phổ thông như thế nào? Mời bạn xem bài viết dưới đây của chúng tôi để thấy được sự khác nhau giữa hai loại hộ chiếu này.
Căn cứ pháp lý
Hộ chiếu công vụ khác hộ chiếu phổ thông như thế nào?
Hộ chiếu công vụ là gì?
Là một trong 3 loại hộ chiếu ở Việt Nam. Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu chỉ được cấp cho những trường hợp ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Đảng hay tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương. Riêng các doanh nghiệp nhà nước thì chỉ dành cho cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy là màu của cuốn sổ này có màu xanh ngọc bích đậm hơn màu của các dòng hộ chiếu phổ thông.
Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Loại hộ chiếu này còn giá trị dưới một năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá ba năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Người được cấp hộ chiếu công vụ là ai?
Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức quản lý, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dưới đây:
a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam: Ban Bí thư Trung ương Đảng; các Ban trực thuộc Trung ương Đảng; Văn phòng Trung ương Đảng; Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập;
Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc tỉnh.
b) Thuộc Quốc hội: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Các Ủy ban của Quốc hội; Các Ban, Viện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước.
c) Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Thuộc Chính phủ: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng thành lập.
đ) Tòa án nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
e) Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
h) Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
i) Trong các cơ quan của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
k) Trong các cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội:
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành trung ương và Công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn, Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp huyện;
– Hội Nông dân Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
l) Người được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển sang giữ chức vụ chủ chốt tại các hội mà vẫn xác định là công chức.
m) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
n) Cán bộ, công chức, thành viên của Văn phòng Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
o) Công chức, viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
3. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
4. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 3 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
5. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ: Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hai loại hộ chiếu này còn giá trị dưới một năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá ba năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Hộ chiếu phổ thông là gì?
Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport) được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu ( passport ) này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn visa nhập cảnh theo qui định của các nước đến. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng hộ chiếu ( passport ) phổ thông.
Hộ chiếu phổ thông cấp cho ai?
– Cấp cho mọi công dân Việt Nam.
– Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Trẻ em dưới chín tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá năm năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao
Hồ sơ xin cấp hộ chiếu
– Quyết định cử đi công tác của cơ quan chủ quản (bản chính, chữ ký mực).
– Bản photocopy thư mời (của phía nước ngoài).
– Tờ khai để cấp hộ chiếu công vụ (bản chính, có dán hình 4 x 6, có dấu giáp lai và chứng nhận của cơ quan hiện đang công tác).
– 02 ảnh 4×6 cm để làm hộ chiếu (hình mới nhất, chụp thẳng, không đeo kính).
– Giấy giới thiệu của cơ quan nơi công tác (đối với người đến làm hộ chiếu).
– Phiếu đề nghị (khai tại chỗ đối với người đến làm hộ chiếu).
Những yêu cầu cần lưu ý khi làm hồ sơ
a) Quyết định: Cần ghi rõ và chính xác số quyết định, ngày tháng năm cấp quyết định; tên họ; chức vụ; nước đến; ngày đi ngày về; kinh phí chuyến đi (do ai chịu trách nhiệm).
b) Tờ khai: điền đầy đủ trên tờ khai để cấp hộ chiếu
– Số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, nơi sinh (theo tên các địa phương hiện nay).
– Tên cha, mẹ, tên vợ (chồng), con cái (đang sống, đã chết hoặc đang ở nước ngoài).
– Địa chỉ hộ khẩu thường trú.
– Đã đi nước ngoài gần đây nhất mang hộ chiếu gì và ngày cấp.
– Xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cần được ghi đầy đủ; dấu và chữ ký rõ ràng, đóng dấu giáp lai ảnh 4x6cm trên tờ khai.
c) Yêu cầu nộp lại hộ chiếu cũ (đã hết hạn hoặc chưa hết hạn nhưng có nhu cầu cấp mới).
Mời bạn tham khảo
- Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
- Có được cấp thị thực của con vào chung hộ chiếu của bố mẹ hay không?
- Hộ chiếu hết hạn nhưng thị thực vẫn còn hạn thì giải quyết sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Hộ chiếu công vụ khác hộ chiếu phổ thông như thế nào“. Hy vọng bài viết ích độc giả. Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, mẫu đơn xin trích lục khai tử. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hộ chiếu Việt Nam hiện nay có thể chia làm 03 loại:
– Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport)
– Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport)
– Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport)
Còn một loại nữa là “hộ chiếu đặc biệt” nó cũng gần với hộ chiếu công vụ, được chính phủ cấp.
– Phải có đơn cớ mất (được cơ quan công an chứng nhận) để Sở Ngoại vụ thông báo cho các cơ quan chức năng, sau 15 ngày mới cấp lại hộ chiếu mới.
– Cung cấp đầy đủ thông tin của cuốn hộ chiếu bị mất (họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, ngày cấp).
– Làm thủ tục cấp hộ chiếu mới (như hướng dẫn trên).
– Nộp tiền phạt với lệ phí gấp đôi.
– Lệ phí cấp hộ chiếu: 200.000 đồng.
– Hộ chiếu bị mất, bị hỏng cấp lại hộ chiếu mới lệ phí gấp đôi.
– Bổ sung, sửa đổi trong hộ chiếu: 50.000 đồng.
– Lệ phí gia hạn hộ chiếu: 100.000 đồng.
– Lệ phí công hàm (đối với những nước phải xin thị thực và có nhu cầu phải làm công hàm): 10.000 đồng.
– Trẻ em đi cùng: 50.000 đồng.