Chào Luật sư, trong huyện tôi sống có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, họ sống rất cực khổ và không có điều kiện đi bệnh viện do không có tiền. Luật sư cho tôi hỏi Hộ cận nghèo có được hưởng bảo hiểm y tế không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Hộ cận nghèo có được hưởng bảo hiểm y tế không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Hộ cận nghèo có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ Luật BHYT ngày 14.11.2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật BHYT ngày 13.6.2014
Theo quy định từ Điều 1 đến Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17.10.2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT. Theo đó đối tượng tham gia BHYT (BHYT) bao gồm:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
6. Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Trong đó nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:
+/Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định theo Luật BHYT thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng
+/Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định theo Luật BHYT thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác
+/Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+/Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
BHYT thuộc đối tượng hộ cận nghèo thì được hưởng bao nhiêu % chi phí KCB?
Đối tượng hộ cận nghèo được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014:
” Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên”.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014:
“d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;”
Bên cạnh đó theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2, Điều 1, Quyết định 1351/QĐ-BHXH như sau:
” d) Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
– CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;”
“c) Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.”
Mức hưởng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo
Đối tượng hộ cận nghèo được quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”
Mức hưởng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến được quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;”
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Hộ cận nghèo có được hưởng bảo hiểm y tế không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm 3.1 khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“3.Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.“
Theo đó, để đổi thẻ bảo hiểm cho con bạn phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con bạn để làm thủ tục đổi lại thẻ. Nếu cơ quan bảo hiểm huyện Yên Mỹ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con bạn thì bạn đến đó làm thủ tục cấp đổi thẻ bảo hiểm.
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và kết hợp với Phiếu giao nhận hồ sơ 610/……./THE thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) được ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.
+) Thẻ BHYT cũ còn giá trị (trường hợp thẻ BHYT bị hư hỏng);
Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH để xác định thời hạn sử dụng của thẻ BHYT của từng đối tượng tham gia BHYT như sau:
Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trẻ em dưới 06 tuổi:
Trường hợp sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
Trường hợp sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện đến khi không còn thuộc nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp.
Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Người hiến bộ phận cơ thể: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
Học sinh, sinh viên:
Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông: Thẻ BHYT được cấp hằng năm:
Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
Học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
Học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
Học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Đối với các đối tượng khác:
Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền BHYT.
Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền đóng BHYT.