Trong cuộc sống hàng ngày, không ít trường hợp cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền và lợi ích của mình trước một số vấn đề. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì phải khởi kiện.Vậy hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án năm 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu hình thức khởi kiện thông qua bài viết dưới đây.
Đơn khởi kiện là gì?
Đơn khởi kiện là văn bản mà trong đó đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình khi bị xâm hại.
Đơn khởi kiện cần phải có những nội dung theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
– Ngày, tháng năm làm đơn
– Tên Tòa án tiếp nhận đơn
– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khởi kiện
– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người có quyền, lợi ích được bảo vệ
– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người bị kiện
– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người có quyền, nghĩa vụ liên quan
– Nội dung khởi kiện, yêu cầu Tòa án.
– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người làm chứng
– Danh mục tài liệu, giấy tờ, chứng cứ kèm theo.
Đối với việc khởi kiện, việc đầu tiên cần phải nhắc đến đó là xem xét về quyền khởi kiện. quyền khởi kiện được chia làm 02 nhóm đó là nhóm khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình và nhóm khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác.
Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án năm 2022
Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
Nộp trực tiếp tại Tòa án
Người khởi kiện có thể đến trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ.
Đối với phương thức này, ngày khởi kiện được xác định là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
Sử dụng các dịch vụ chuyển phát bưu chính là phương thức được áp dụng phổ biến nhất, tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí cho người khởi kiện.
Theo quy định, khi gửi đơn khởi kiện theo đường dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện là ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn lại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Trường hợp không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Đây là phương thức mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 nhằm tiến tới hiện đại hóa hoạt động của Tòa án và tạo mọi thuận lợi cho người khởi kiện và cũng là cơ sở cho việc cải cách hành chính tại Tòa án theo hướng khởi kiện, cung cấp chứng cứ thông qua hộp thư điện tử.
Để thực hiện phương thức này, người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án. Các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện cũng phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Ngày khởi kiện được xác định là ngày gửi đơn.
Lưu ý: Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo từng phương thức gửi đơn khởi kiện nêu trên.
Tải xuống mẫu đơn khởi kiện năm 2022
Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính
Bước 1: Soạn thảo Đơn khởi kiện
Bạn có thể tải mẫu Đơn khởi kiện vụ án hành chính ở phía trên
Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan; tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn;
Trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện; là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện; và tài liệu kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Có thể gửi bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Toà án;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí và chờ kết quả
Người khởi kiện phải nộp số tiền nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án; trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí; hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn giải quyết: từ 04 tháng đến 08 tháng. Tòa án sẽ kết thúc việc giải quyết Vụ án hành chính bằng việc ra Bản án; nếu Vụ án được đưa ra xét xử hoặc ra Quyết định đình chỉ Vụ án nếu Vụ án thuộc các trường hợp phải đình chỉ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; giải thể công ty tnhh 1 thành viên… xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khởi kiện thông thường sẽ là những vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự. Và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn khởi kiện sẽ được nộp đến Tòa án có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án vè hôn nhân gia đình, tranh chấp kinh doanh thương mại, đất đai, lao động…
Đơn khởi kiện sẽ chỉ được chấp thuận nếu có căn cứ đúng với quy định của pháp luật, mẫu đơn phù hợp và gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các cách thức nộp mẫu đơn khởi kiện đến Tòa án như sau:
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, việc xem xét còn thời hiệu khởi kiến hay không khá quan trọng. Mặc dù, Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu trong trường hợp các bên yêu cầu.
Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án:
Theo quy định tại Điều 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.