Thị trường nước ngoài luôn là mảnh đất màu mỡ. Thị trường này thu hút các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. Về vấn đề này, Luật Sư X có nhận được một vài câu hỏi với nội dung như sau:
Xin chào Luật Sư X. Tôi là Nguyễn Văn T. Thưa luật sư, hiện tại công ty của tôi đang có dự định đầu tư ra nước ngoài. Nhưng tôi chưa rõ các hình thức mà pháp luật cho phép được đầu tư ra nước ngoài. Các hình thức nào thì được phép, các hình thức nào thì bị cấm? Tôi hi vọng Luật sư sẽ tư vấn cho tôi về các hình thức đầu tư ra nước ngoài, để tôi có thể lựa chọn những hình thức phù hợp với điều kiện tài chính của công ty mình. Cảm ơn Luật Sư.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về các hình thức đầu tư ra nước ngoài? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Luật Đầu tư 2020 quy định những nguyên tắc đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị; bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Bạn thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020; quy định khác của pháp luật có liên quan; pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư); điều ước quốc tế có liên quan. Bạn tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
Thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức đầu tư ra nước ngoài đầu tiên để bạn có thể đầu tư ra nước ngoài đấy là thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Bạn sẽ thành lập doanh nghiệp; một loại hình tổ chức kinh tế khác với hình thức, thủ tục theo pháp luật nước nhận đầu tư. Ví dụ như bạn muốn thành lập doanh nghiệp ở Singapore thì các quy định về điều kiện thành lập cũng như thủ tục hồ sơ giấy tờ để thành lập bạn sẽ phải tuân thủ theo pháp luật của Singapore.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng
Hình thức đầu tư ra nước ngoài thứ hai là thực hiện hợp đồng ở nước ngoài. Bạn kí kết với một nhà đầu tư ở nước bạn muốn đầu tư một hợp đồng; với mục đích hợp tác với nhau kinh doanh ở nước ngoài; sau đấy cùng phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm.
Bạn nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư; tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế
Hình thức đầu tư ra nước ngoài thứ ba chính là bạn có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp nước ngoài. Ở hình thức này thì bạn sẽ không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới mà khi bạn mua một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ thì bạn sẽ có một quyền hạn nhất định đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp đó và bạn cũng sẽ được hưởng lợi nhuận thu được thì hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đó
Mời bạn đọc tham khảo: Thủ tục góp vốn vào công ty tại Việt Nam của người nước ngoài
Bạn nộp thỏa thuận, hợp đồng; tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Mua, bán chứng khoán
Hình thức đầu tư ra nước ngoài tiếp theo đó là đầu tư theo hình thức mua chứng khoán; các chế định trung gian khác ở nước ngoài. Với cách khi bạn mua chứng khoán của một doanh nghiệp ở nước ngoài; bạn có thể hưởng lợi nếu như giá chứng khoán của doanh nghiệp đó tăng lên. Bạn không có quyền quản lý đối với công ty ấy.
Các hình thức đầu tư khác
Cuối cùng, bạn có thể nghiên cứu thêm pháp luật của nước mà bạn định đầu tư. Xem xét các hình thức đầu tư khác. Từ đó để có thể lựa chọn một hình thức đầu tư phù hợp nhất; có lợi nhất; như mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty bạn.
Bạn nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
Mời bạn đọc tham khảo: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn; huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo pháp luật.
Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng nào được phép đầu tư ra nước ngoài gồm:
• Doanh nghiệp.
• Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
• Tổ chức tín dụng thành lập, hộ kinh doanh.
• Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.
• Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
• Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.
• Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
• Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
• Dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài;
• Dự án năng lượng;
• Dự án chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản;
• Dự án khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
• Dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102