Số đỏ hay Sổ hồng là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất và các tài sản khác có liên quan. Sổ đỏ, sổ hồng là cách gọi của người dân dựa trên màu sắc bìa sổ gây ra sự đắn đo, nhầm lẫn. Việc mua bán nhà đất có Sổ đỏ, Sổ hồng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, người dân nên mua nhà có Sổ đỏ hay Sổ hồng là điều mà nhiều người thắc mắc. Câu trả lời cho việc mua nhà sổ đỏ hay sổ hồng bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Luật sư X.
Sổ đỏ Sổ hồng là gì?
Sổ đỏ là thuật ngữ người ta thường dùng để gọi tên các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc của giấy chứng nhận. Luật đất đai chưa quy định về Sổ đỏ và Sổ hồng.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Vậy Sổ đỏ là giấy chứng nhận có bìa đỏ. Sổ hồng bao gồm sổ hồng cũ (trước ngày 10/12/2009) và sổ mới màu hồng cánh sen.
Sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của giấy chứng nhận.
So sánh giá trị Sổ đỏ Sổ hồng
Giá trị pháp lý
Sổ đỏ, Sổ hồng là chứng thư pháp lý để Nhà nước chứng nhận quyền sử dụng sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Dù sổ có bìa màu đỏ, màu hồng nhưng đều có giá trị pháp lý, không phân biệt giữa các loại sổ. Nói cách khác, không phải Sổ đỏ có giá trị pháp lý cao hơn Sổ hồng và ngược lại.
Giá trị thực tế
Giá trị thực tế của Sổ đỏ và Sổ hồng phụ thuộc vào giá trị của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất (mặt tiền hay trong ngõ, ngách,…), diện tích nhỏ hay rộng, nhà mới hay cũ và số lượng tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay, người dân nên mua nhà có Sổ đỏ hay Sổ hồng?
Việc cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo một quy định chung, cụ thể như sau:
Một là, đơn vị ban hành mẫu là Bộ Tài nguyên và Môi trường, áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, đối với mọi loại đất. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đều sử dụng mẫu chung do Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành để cấp quyền sử dụng cho người sử dụng đất;
Hai là, một số đặc điểm chung của Giấy chứng nhận này là: Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen.
Mặt khác, căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT:
4. Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
Theo quy định này, cả Sổ đỏ và Sổ hồng đều được công nhận là hợp pháp.
Hơn nữa, khi mua bán bất động sản (chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở) thì đất đai phải đáp ứng các điều kiện chung quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 118 Luật Nhà ở 2014. Bao gồm:
- Người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ/sổ hồng/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất);
- Thửa đất không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quy định pháp luật;
- Còn thời hạn sử dụng đất tại thời điểm chủ sử dụng đất thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
- Thửa đất, nhà ở trên đất không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất hoặc có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy việc mua bán/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu có sổ đỏ, sổ hồng là hợp pháp. Các điều khoản chuyển nhượng, ai là người sử dụng đất, đất sử dụng vào mục đích gì, thời gian sử dụng đất, trên đất có tài sản gì không và các hồ sơ/sổ hồng khác cần phải được kiểm tra cẩn thận. Hiện trạng/thực tế của lô đất để tránh các tranh chấp có thể xảy ra.
Mua bán nhà đất sổ hồng/sổ đỏ là hợp pháp. Khi mua bán nhà đất (giao dịch chuyển nhượng nhà đất) cần kiểm tra kỹ các thông tin mô tả trên Sổ đỏ, Sổ hồng (thông tin chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất…) rồi đối chiếu với thực tế tài sản cần thiết. Xác định rủi ro tiềm tàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục làm sổ hồng khi mua nhà giấy tay năm 2023 như thế nào?
- Trình tự, thủ tục cấp sổ hồng cho người nước ngoài năm 2023
- Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán không có sổ hồng
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hiện nay, người dân nên mua nhà có Sổ đỏ hay Sổ hồng?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đổi tên căn cước công dân Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Giấy chứng nhận không phải là tài sản vì khi Giấy chứng nhận không tồn tại (bị cháy, hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất không bị chấm dứt. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Tùy thuộc vào thửa đất có giấy tờ hay không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, diện tích, nguồn gốc, loại đất,… mà số tiền phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu giữa các thửa đất là khác nhau.
Trường hợp 1: Có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013
Nếu hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và sử dụng ổn định thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Khi đó, người dân chỉ phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, phí thẩm định hồ sơ (chỉ một vài tỉnh thu).
Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất