Kế toán trưởng là công vị trí không thể thiếu đối với các công ty, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, một số công ty nhỏ cho rằng vị trí kế toán trưởng là không bắt buộc, chỉ cần một người nhận vai trò kế toán là đủ. Vậy, Theo quy định định hiện nay doanh nghiệp bắt buộc phải có kế toán trưởng không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật kế toán 2015
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP
Kế toán trưởng là ai?
Theo khoản 1 Điều 53 Luật Kế toán năm 2015 quy định về kế toán trưởng như sau:
“Điều 53. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.“
Hiện nay doanh nghiệp bắt buộc phải có kế toán trưởng không?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về kế toán trưởng, phụ trách kế toán:
“1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
2. Phụ trách kế toán:
a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.”
Như vậy, doanh nghiệp phải bố trí kế toán trưởng; ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa bố trí được kế toán trưởng; có thể bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian 12 tháng; hết thời gian này thì bố trí kế toán trưởng theo quy định của Luật Kế toán.
Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập khi đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc kê khai thông tin Kế toán trưởng. Việc cập nhật, bổ sung thông tin về Kế toán trưởng thực hiện sau khi doanh nghiệp đã có Kế toán trưởng.
Doanh nghiệp không bố trí người phụ trách công việc kế toán có bị xử lý không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định.“
Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
Như vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có thể bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán bên ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có hành vi không bố trí người làm công việc kế toán hoặc thuê người làm kế toán thì doanh nghiệp sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền như trên.
Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng
Trách nhiệm của kế toán trưởng
Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây: (Khoản 1 Điều 55 Luật kế toán 2015);
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
- Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Quyền hạn của kế toán trưởng
Kế toán trưởng có các quyền hạn sau đây: (Khoản 2,3 Điều 55 Luật kế toán 2015)
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
- Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
- Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của
- Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hiện nay doanh nghiệp bắt buộc phải có kế toán trưởng không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới nộp thuế tndn cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, năm thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Kỳ kế toán ngắn nhất là bao nhiêu tháng?
- Có mấy kỳ kế toán năm theo QĐ 2022?
- Kỳ kế toán bắt đầu từ thời điểm nào trong năm?
Câu hỏi thường gặp
Sau khi có Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ gồm:
– Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu
– Bản sao Giấy tờ cá nhân của Kế toán trưởng
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp không phải chủ sở hữu; hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ;
– Bản sao Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền nộp hồ sơ:
+ Công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân; hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
+ Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài; hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực).
Để có thể làm được kế toán thì cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 51 Luật kế toán năm 2015 cụ thể như sau:
“Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán”.