Việc đầu tư cho giáo dục được biết đến là vấn đề đầu tư cho tương lai, nhằm đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy nên hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và trú trọng đến công tác giáo dục, vậy nên việc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được quy định rất cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành. Việc quản lý về giáo dục và đào tạo được Nhà nước tạo thành hệ thống quản lý. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc quản lý nhà ước về giáo dục đào tạo và “Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” gồm những cơ quan nào?. Hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.
Cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các bộ phận (Đơn vị hay Cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý và mục tiêu chung đã được xác nhận.
Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo bao gồm 4 nội dung chủ yếu sau:
Một là: Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo. Lập pháp và lập quy cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện quyền hành pháp trong quản lý giáo dục và đào tạo.
Hai là: Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo.
Ba là: Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bốn là: Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo, đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.
Tuy nhiên quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở các cấp độ khác nhau sẽ có nội dung cụ thể không hoàn toàn giống nhau.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện quyền quản lý nhà nước về giáo dục, theo khuyến cáo của Hội đồng Giáo dục Quốc gia tập trung làm tốt những nội dung sau:
Một là: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo.
Hai là: Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ba là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định trong giáo dục và đào tạo.
Đối với cấp địa phương (tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục và đào tạo) cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục ở địa phương .
Hai là: Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và quản lý nhà nước về các hoạt động giáo dục ở địa phương.
Ba là: Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương.
Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo (Trường và các loại hình khác) tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
Một là: Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn…
Hai là: Quản lý đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính… theo các quy định chung, thực hiện kiểm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường.
Ba là: Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã được ban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với hoạt động giáo dục và đào tạo thì cần có sự quản lý sát sao và chính xác nhất để có được một kết quả giáo dục tốt nhất và khả quan nhất đối với ngành giao dục. Bởi lẽ đó mà pháp luật giáo dục đã quy định về việc quản lý của từng cơ quan nhà nước đối với từng cấp và từng ngành học khác nhau. Việc này cũng đã được ghi nhận trong nội dung của Điều 105 Luật Giáo dục năm 2019 có nội dung về các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như sau:
Thứ nhất, cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm cao nhất và hoàn toàn nhất được quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật này đó là Chính phủ. Chính phỉ là hành pháp cao nhất trong bộ máy xã hội của nước ta. Do đó, những hoạt động giáo dục của Việt Nam đều chịu sự quản lý của cơ quan này và được quy định cụ thể:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước”.
Do đó, theo như quy định này thì pháp luật quy định về việc Chính phủ được thực hiện quyền thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Cũng chính bởi vì thế mà Chính phủ có thể thực hiện các hoạt động về việc thay đổi chủ trương về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân tham gia vào quá trình học tập thì việc thay đổi này để có thể đi vào hoạt động thì cần phải có sự đồng ý của Quốc Hội là cơ quan ban hành pháp luật chính của Việt Nam. Bên cạnh đó thì Chính phủ cũng có quyền đưa ra các nội dung và hoạt động liên quan đến việc thay đổi nội dung học tập, nội dung thi cử trong nền giáo dục hiện hành.
Thứ hai, cấp chịu trách nhiệm và tham gia vào quá trình quản lý toàn bộ ngành giáo dục và chịu trách nhiệm trước Chính phủ sẽ được quy định tại khoản 2 điều này đó chính là Bộ giáo dục và đào tạo.
Trong quy định này: “ Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên” thì Bộ giáo dục sẽ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý về hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên như đã vừa được nêu ra trong quy định thì Bộ giáo dục sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình đối với các vấn đề liên quan đến nên giáo dục này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Thứ ba, bên cạnh các quy định về việc quản lý nên giáo dục nói chung thì pháp luật còn quy định về việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ được phân công và thực hiện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ theo như quy định tại Khoản 3 Điều này như sau:
“3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm”.
Từ quy định này có thể thấy rằng việc quản lý giáo dục là một trong các lĩnh vực rất phức tạp và cần có được nhiều sự giúp sức và quản lý của nhiều cơ quan khác ngoài Bộ Giáo dục và đào tạo. Do đó, đối với những hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ do cơ quan này trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động. Bởi vì như đã khẳng định ngay từ đầu thì việc quản lý nhà nước trong ngàn giáo dục được biết đến là rất quan trong nên cần có sự giúp sức của rất nhiều cơ quan trong việc quản lý.
Thứ tư, chính vì vậy, theo như quy định tại Khoản 4 Điều này thì việc pháp luật quy định các cơ quan nhà nước quản lý Giáo dục và đào tạo còn bao gồm cả Bộ, cơ quan ngang Bộ và sẽ thực hiện trách nhiệm trong phạm vi quyền hàn của mình được quy định với nội dung. Đồng thời thì pháp luật này còn quy định tại Khoản 5 Điều này thì còn có cả Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp. Việc quy định Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nhằm mục đích giúp cho nền giáo dục của nước ta được quản lý chặt chẽ từ địa phương đến trung ương.
Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
Cấp tỉnh có Sở giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Đối với trường Cao đẳng, một số Sở Giáo dục và Đào tạo được ủy nhiệm quản lý một vài mặt của quá trình đào tạo hoặc quản lý cả năm mặt: Chuyên môn, nhân sự, bộ máy, tài chính, cơ sở vật chất sư phạm.
Cấp huyện, quận có Phòng giáo dục. Trưởng phòng giáo dục chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi huyện, quận, thị xã. Phòng giáo dục cấp huyện quản lý các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện cấp chứng chỉ đại lý thuế là gì?
- Mẫu chứng chỉ đào tạo nghề dưới 3 tháng mới
- Hướng dẫn tra cứu chỉ giới xây dựng năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục đã đạt được những thành tựu và bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
– Về những kết quả đạt được:
Sự ra đời của Luật Giáo dục 2019 đã làm căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất trong hoạt động giáo dục, là công cụ quan trọng giúp Nhà nước quản lý hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục; quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.
Giáo dục đại học đã tập trung nâng dần các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo: kịp thời điều chỉnh phương án tuyển sinh bảo đảm chất lượng, hiệu quả; phát triển đa dạng các hình thức đào tạo chất lượng cao; ổn định quy mô, phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp; xây dựng, trình ban hành cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia bảo đảm tính khoa học và tương thích với hệ thống giáo dục các nước trong khu vực.
– Những hạn chế còn tồn tại:
Chưa quy định cụ thể hình thức dạy học trực tuyến, nhất là khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Thực tế cho thấy, việc dạy học trực tuyến theo hướng dẫn tại Công văn số 988/BGDĐT-GDĐH ngày 23/03/2020 và Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 26/03/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình; thời gian qua, các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo đã tích cực triển khai, được HSSV, cha mẹ HSSV hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả tốt.
Các quy định trong Luật hiện hành chưa khẳng định được vị thế của nhà giáo thông qua các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo từ đào tạo, bồi dưỡng đến thu hút, tuyển dụng, sử dụng, để bảo đảm việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng.
Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; quy định về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, nhất là những yêu cầu về vận dụng kiến thức, rèn luyện tư duy độc lập, phản biện, khả năng tự học; văn bằng chứng chỉ thiếu tính liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Công vụ, Cán bộ, Công chức, Viên chức – Nghĩa vụ và quyền lợi của công chức – Quản lý cán bộ, công chức – Khen thưởng và xử lý kỷ luật.
Nền hành chính Nhà nước gồm 3 yếu tố cấu thành: Công vụ, công chức, viên chức.