Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Ly hôn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi; hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội. Vậy nhiều bạn thắc mắc rằng hậu quả pháp lý của việc ly hôn là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích chọn bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Ly hôn là gì?
Khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Ly hôn và việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền yêu cầu của Tòa án giải quyết việc ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Như vậy, theo quy định trên thì những người có quyền yêu cầu ly hôn bao gồm:
- Vợ hoặc chồng
- Cả hai vợ chồng
- Cha, mẹ hoặc người thân thích khác
Khoản 2 Điều 51 quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng: khi vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn.
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
Quan hệ giữa cha mẹ – con sau khi ly hôn:
Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ – con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng như sau:
Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:
- Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó.
- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình. Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Làm sao để hạn chế ly hôn?
Ly hôn xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.
Đó có thể xuất phát từ việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình, một bên ngoại tình, có những bất đồng trong quan điểm sống, không chia sẻ cùng nhau những công việc của gia đình hay đơn giản là việc chưa có trách nhiệm với cuộc cuộc hôn nhân của chính mình,…
Ngoài ra, nguyên nhân ly hôn cũng có thể đến từ phía gia đình, xã hội khi vẫn còn tồn tại những quan điểm lạc hậu, cổ hủ.
Đối với bản thân cặp vợ chồng
- Nâng cao trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân
Khi quyết định lập gia đình, các bên cần ý thức được trách nhiệm cũng như vai trò của mình trong cuộc sống hôn nhân.
Trước tiên, mỗi bên phải tìm hiểu kỹ người bạn đời của mình, hoàn toàn tự nguyện và chắc chắn với sự lựa chọn của chính mình và mong muốn được ở bên người đó.
Khi đã có một tâm thế hoàn toàn sẵn sàng, tự nguyện đến với cuộc sống hôn nhân, bạn sẽ không có thái độ hời hợt, xem nhẹ cuộc hôn nhân của mình.
Bạn sẽ không phạm phải những sai lầm như việc ngoại tình hay có hành vi bạo lực gia đình với vợ con,…
- Vợ chồng thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ nhau
Cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những lúc cãi vợ, bất đồng, nhưng các bên nên biết chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.
Việc vợ chồng sẻ chia công việc, giúp đỡ nhau là việc hoàn toàn có thể thực hiện được.
Chỉ khi hiểu được những khó khăn mà đối phương đang mắc phải, chúng ta mới dễ dàng cảm thông và tìm ra cách giải quyết tốt nhất khi gặp phải bất đồng.
Hơn nữa, việc vợ chồng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cũng chính là nghĩa vụ mà vợ chồng cần thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Đối với gia đình
- Thường xuyên chia sẻ, góp ý
Bản thân gia đình cũng mang một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và vấn đề ly hôn của các cặp vợ chồng.
Các bậc làm cha, làm mẹ nên quan tâm đến chuyện kết hôn của con cái mình, đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi liệu con cái họ đã đủ lớn, có trách nhiệm và trưởng thành để lập gia đình hay chưa?
Bố mẹ là những người đi trước, có kinh nghiệm sống hơn các con.
Do đó mà bố mẹ nên đưa ra những lời khuyên, những góp ý để con mình có sự nhìn nhận đúng đắn, suy nghĩ thấu đáo, chín chắn trước khi đi đến quyết định kết hôn với một ai đó.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý không nên can thiệp quá sâu vào hôn nhân của con cái.
- Đưa ra ý kiến khách quan, phân tích đúng sai để giải quyết mâu thuẫn
Khi vợ chồng có những bất đồng thì bố mẹ lại là những người có cái nhìn khách quan hơn.
Nhiều trường hợp, bố mẹ chính là cầu nối cho các cặp vợ chồng thoát khỏi những cãi vã, mâu thuẫn trong cuộc sống.
Bố mẹ cần phân tích ai đúng, ai sai để các con hiểu chứ không nên im lặng, mặc các con muốn ly hôn thì ly hôn.
Hãy là những bậc phụ huynh thông thái, giúp đỡ con mình có được một tổ ấm hạnh phúc.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lý lịch tư pháp để làm gì
- Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn xin ly hôn đồng thuận mới nhất năm 2022
- Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp online
- Chi phí thành lập công ty cổ phần năm 2022 hết bao nhiêu?
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hậu quả pháp lý của việc ly hôn″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ logo độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ly hôn hay còn gọi là ly dị là thuật ngữ rất phổ biến hiện nay.
Điều đó thể hiện việc vợ chồng không còn tình cảm và chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, không còn sống chung nữa.
Dưới góc độ pháp lý, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục