Khoáng sản không chỉ là nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà còn là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Để phát huy triệt để nguồn lực này , Nhà nước đã ra những quy định chặt chẽ để bảo vệ nguồn khoáng sản. Do đó, hoạt động khai thác, thăm dò, vận chuyển phải tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng vi phạm về việc vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc. Vậy hành vi vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Khoáng sản 2010
- Nghị định 36/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Khoáng sản là gì?
Theo quy định của pháp luật, khoáng sản được định nghĩa như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 định nghĩa khoáng sản như sau:
“1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.”
Theo tính chất của công dụng, Khoáng sản được chia ra làm bốn nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản nước.
- Khoáng sản kim loại là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm:
+ Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…);
+ Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc, Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…);
+ Nhóm kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
- Khoáng sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón (lưu huỳnh, apatit, phôtphorit…); Nhóm nguyên liệu gốm sứ – chịu lửa (sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng (cát, đá vôi, đá hoa…).
- Khoáng sản nhiên liệu gồm các đá có nguồn gốc sinh vật (than bùn, than đá, dầu…). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác (sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).
- Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt và công nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.
Khai thác khoáng sản được hiểu như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 quy định hoạt động khoáng sản bao gồm:
“5. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. “
Hành vi vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo quy định tại điều 4 nghị định 36/2020/NĐ-CP:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.
Hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;
- Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng; c) Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo điều 227 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017,
Điều 227. Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Khung 1
1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Có tổ chức;
- Gây sự cố môi trường;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Khung 3
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Mời bạn đọc xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay
- Khai thác than lậu bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hành vi khai thác khoáng sản lậu bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Hành vi vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: luật bay flycam, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Khoáng sản khi vận chuyển phải có chứng từ, tài liệu kèm theo chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản theo quy định và các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường (trừ vận chuyển nội bộ theo tuyến đã đăng ký với các cơ quan chức năng)
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, hành vi vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc có thể bị phạt tù với khung hình phạt lên tới 07 năm tù.
Do khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, việc khai thác, vận chuyển cần tuân theo quy định của pháp luật