Thời gian vừa qua trên MXH có một số ý kiến về việc nếu ai không chích ngừa vắc-xin COVID-19 có thể bị phạt với mức phạt từ 1 – 3 triệu đồng. Nhiều người cho rằng không có chuyện phạt người không chịu chích vắc-xin. Vậy Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định? Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 có bị truy cứu hình sự không? Hãy cùng Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Nội dung tư vấn
Tiêm vacxin Covid-19
Tất cả các vacxin phòng Covid-19 hiện nay; có chung mục tiêu là tạo sự miễn dịch đối với virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Nguyên lý của việc sử dụng vacxin là kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng kháng nguyên; thường là bằng protein hình gai trên bề mặt của virus; được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết; làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid -19; lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.
Tiêm vacxin Covid-19 có bắt buộc hay không?
Ngày 1-4-2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19. Theo đó, bệnh viêm đường hô hấp cấp; do chủng mới của virus Corona gây ra là “bệnh truyền nhiễm nhóm A; nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu”. Việc phòng, chống dịch được thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc; phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc-xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc; đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Như vậy, trong trường hợp phòng, chống dịch Covid-19; các cơ quan chức năng có quyền yêu cầu người dân bắt buộc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế. Người được yêu cầu bắt buộc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng, nếu không chấp hành thì có thể bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 được hiểu như thế nào?
Trong các văn bản không giải thích thế nào là “từ chối sử dụng vắc-xin”. Hiện nay, Nhà nước có nhiều loại vắc-xin, sinh phẩm y tế phù hợp với mọi đối tượng sử dụng thì người bị bắt buộc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế có hay không có quyền từ chối sử dụng một loại vắc-xin nào đó và yêu cầu được sử dụng loại vắc-xin khác mà Nhà nước có khả năng cung cấp?
Những vấn đề trên chưa được quy định một cách cụ thể; do đó hiện nay đang xảy ra khó khăn khi áp dụng pháp luật do có nhiều cách hiểu về vấn đề này.
Tuy nhiên, một cách khái quát, trong trường hợp sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế tự nguyện, người dân có quyền lựa chọn loại vắc-xin để sử dụng và được phép từ chối sử dụng loại vắc-xin khác.
Trường hợp sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc thì người bị bắt buộc sử dụng vắc-xin phải sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?
Từ những phân tích trên, có thể thấy với những người đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, thuộc trường hợp được cơ quan chức năng yêu cầu bắt buộc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế trong phòng, chống dịch bệnh, mà từ chối sử dụng thì sẽ bị xử phạt.
Mức phạt được quy định tại Điều 9, Nghị định 117/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, mức phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc-xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, thực tế phòng, chống dịch Covid-19 cho thấy, các cơ quan chức năng đang khuyến khích nhân dân sử dụng vắc-xin và có kế hoạch để nhân dân được sử dụng vắc-xin một cách rộng rãi. Hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp bị xử phạt do từ chối tiêm vacxin Covid-19.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
- Người tiêm vắc xin Covid-19 phải gọi cấp cứu khi có những dấu hiệu gì?
- Không tiêm vắc xin covid 19 có bị xử phạt không?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, việc tiêm vacxin ngừa Covid-19 đang được cung cấp miễn phí cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP. Số tiền dùng để mua vắc xin được trích từ ngân sách nhà nước, cùng với đó Quỹ Vắc xin phòng dịch COVID-19 ra đời cũng đóng góp rất lớn.
Hiện nay, Nhà nước ta mới chỉ khuyến khích người dân tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng chứ chưa có quy định cụ thể nào về việc nếu không tiêm hoặc từ chối tiêm vaccine covid 19 sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ yêu cầu người dân tại một số khu vực nhất định phải tiêm thì cần thực hiện
Tạo sự miễn dịch đối với virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Nguyên lý của việc sử dụng vaccine là kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng kháng nguyên; thường là bằng protein hình gai trên bề mặt của virus; được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết; làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.