Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ là hành vi nguy hiểm cho trật tự an toàn xã hội; trật an sinh an toàn của người dân; Đó là bởi hành vi được thực hiện bởi những người đang chấp hành hình phạt, là những người có thể chưa có sự biến cải, ăn năn hối cải. Tuy là hành vi không thường xuyên xảy ra nhưng cần có sự hiểu biết về kiến thức pháp luật ;để không để các đối tượng có ý định thực hiện hành vi này. Tuy nhiên cần phân biệt trốn khỏi nơi giam giữ với trốn khỏi nơi cách ly. Vậy, Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Trốn khỏi nơi giam giữ là gì?
Trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử, được hiểu là hành vi của người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang có mặt tại phiên tòa xét xử (vụ án hình sự) đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý, giám sát của người có trách nhiệm một cách trái phép.
Người bị giam, giữ, là người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị giam để chấp hành hình phạt ở các trại giam, trại lao động, cải tạo, đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Người đang bị dẫn giải là người bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang lao động cải tạo đang trên đường đi từ địa điểm này đến địa điểm khác dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (như trên đường đưa đi lao động, đến nơi mở phiên tòa xét xử…).
Nơi giam, giữ có thể là nhà tạm giữ, trại giam, trại lao động cải tạo phạm nhân.
Các thủ đoạn được thực hiện có thể là: lợi dụng sự sơ hở của người canh gác, quản lý, dẫn giải rồi lén lút trốn khỏi nơi giam, giữ, trên đường bị dẫn giải hoặc bỏ trốn tại phiên tòa xét xử; lừa dối người canh gác, dẫn giải (như giả vờ đau bụng xin người dẫn giải cho đi tiểu sau đó bỏ trốn…) hoặc dùng vũ lực làm tê liệt sự kháng cự của người canh gác, dẫn giải để bỏ trốn.
Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 386 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội danh: “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử”.
“Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 6 tháng-3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3-10 năm: Có tổ chức; Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.”
Như vậy, người phạm tội bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
Ngoài ra, khi phạm tội có tổ chức; Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải; có thể bị phạt tù lên đến 10 năm tù.
Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ của hai đối tượng ở Gia Lai bị xử lý như thế nào?
Ngày 1/9, Công an huyện Krông Pa, Gia Lai cho biết bắt giữ N.V.T (SN 1990, trú tại thôn Mới, xã Chư Rcăm, Krông Pa) và K.H (SN 2005, trú tại buôn Djrét, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) khi đang lẩn trốn tại địa bàn huyện Ea Kar (Đắk Lắk).
Trước đó, ngày 30/08, lợi dụng trời mưa và tường xây nhà tạm giữ Công an huyện Krông Pa xuống cấp, N.V.T, K.H và N.T.A.Q (SN 1992, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) đã đục tường trốn thoát.
Bước đầu, T, H khai nhận, trong vụ việc này,Q là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Sau khi trốn khỏi nhà tạm giữ, Q còn cung cấp tiền, phương tiện cho đồng bọn bỏ trốn.
Do đó, hành vi của ba đối tượng T, H, Q là hành vi có tổ chức cho nên mức phạt tù từ 03 đến 10 năm.Hành vi trốn trại của các đối tượng sẽ bị khởi tố một tội danh độc lập.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Người bị giam, giữ, là người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị giam để chấp hành hình phạt ở các trại giam, trại lao động, cải tạo, đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Người đang bị dẫn giải là người bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang lao động cải tạo đang trên đường đi từ địa điểm này đến địa điểm khác dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (như trên đường đưa đi lao động, đến nơi mở phiên tòa xét xử…).
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); tái phạm nguy hiểm chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1; đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Trường hợp 2; đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.