Mới đây, anh Võ Thương Anh (A) là F1 đã bị bắt khi cố gắng trốn khỏi nơi cách ly. Anh đã dùng xe máy để thoát ra khỏi khu cách ly. Khi thấy lực lượng CSGT ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, không những không chấp hành. Mà còn tông xe máy vào lực lượng làm nhiệm vụ.
Vậy với Hành vi trốn khỏi nơi cách ly có thể bị xử phạt như thế nào?. Hành vi của anh A không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự. Dưới đây Luật sư X sẽ cung cấp kiến thức pháp lý cơ bản xử lý vụ việc trên.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020
Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020
Nội dung tư vấn.
Bệnh dịch Covid được ghi nhận là bệnh truyền nhiễm nhóm A
Trước diễn biến phức tạp của dịch covid các quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp phòng chống kịp thời. Tại sao cần phải quy thi hành những biện pháp gắt gao như vậy. Việt Nam ghi nhận về virus gây ra bệnh này như thế nào?.
Theo Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế . Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Với quy định này hành vi trốn khỏi khu cách ly trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Xử lý hành chính với hành vi trốn khỏi nơi cách ly
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020. Xử phạt với hành vi trốn khỏi khu cách ly như sau:
“Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…”.
Như vậy A không tuân thủ cách ly Covid-19 theo quy định trên thì sẽ bị phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng. Đồng thời, sau khi nộp phạt A buộc phải thực hiện cách ly y tế.
Xử phạt hình sự với hành vi trốn khỏi nơi cách ly
Nếu hành vi của A trốn khỏi nơi cách ly dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 . Của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hành vi trốn khỏi khu cách ly là đang trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly. Đây là hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Hành động này theo c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đã phạm vào tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Theo đó A có thể phải thi hành các hình phạt chính và hình phạt bổ sung như sau:
Hình phạt chính với hành vi trốn khỏi nơi cách ly
Với hành vi trốn khỏi nơi cách ly sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, mức phạt áp dụng theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. à phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, tùy thuộc vào hậu quả của hành vi trốn cách ly, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 – 10 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết 01 người.
Trường hợp dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 10 – 12 năm
Hình phạt bổ sung với hành vi trốn khỏi nơi cách ly
Với hành vi trốn khỏi nơi cách ly có thể áp dụng hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Ngoài ra, với hành vi tấn công chiến sĩ công an. Anh A còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ. Được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổi sung năm 2017.
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Xem thêm:
- Chạy bộ trong thời gian giãn cách Covid-19 ở Hà Nội bị xử lý ra sao?
- Đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?
- Hành vi thu tiền tiêm vaccine Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?
Trên đây là những tư vấn của Luật sư X về “Hành vi trốn khỏi nơi cách ly có thể bị xử phạt như thế nào?”. Hy vọng bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến vấn đề này. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ theo số hotline : 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Câu hỏi thường gặp
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm. Theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan. Vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
Là những bệnh được gây ra bởi các vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virus, vi nấm, kí sinh trùng gây ra. Những bệnh này có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Mức độ lây sẽ khác nhau giữa các loại bệnh. Những bệnh có khả năng lây lan cao có thể tạo thành dịch. Thâm chí đại dịch và có thể gây ra nhiễm bệnh thậm chí tử vong nhiều người cùng một lúc.