Hiện nay, nạn “cẩu tặc” đang diễn ra rất phổ biến và là vấn đề gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận. Đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng quê thì tình trạng này diễn biến khá phức tạp. “Cẩu tặc” ngày một manh động và hung hãn, thậm chí còn tấn công cả chủ nhà nếu bị phát hiện. Vậy hành vi trộm chó sẽ bị xử phạt như thế nào theo pháp luật hiện nay? Đánh trộm chó có phải đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua việc giải đáp câu hỏi của bạn Nguyễn Đức M dưới đây.
“Chào luật sư! Tôi tên là Nguyễn Đức M, tôi đang làm việc và sinh sống tại Nghệ An. Vừa qua trên địa bàn nơi tôi đang sinh sống liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm chó khiến nhiều người dân bức xúc và bất bình. Hiện nay tôi thấy rất nhiều đối tượng trộm chó đã bị bắt, hành vi của chúng ngày càng manh động, liều lĩnh. Nhiều đối tượng còn bị người dân xông vào để đánh. Tôi có thắc mắc muôn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Đầu tiên, những đối tượng đó sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật? Nếu người dân đánh trộm chó thì có phải đi tù không? Mong luật sư giải đáp cho tôi!”
Cảm ơn câu hỏi của bạn Nguyễn Đức M. Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành và những thông tin mà bạn Đức M cung cấp, Luật sư X xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Trộm chó là gì?
Trộm chó là hành vi trộm cắp các con chó từ chủ sở hữu với các mục đích khác nhau. Ở phương Tây, thông thường hành vi trộm chó này nhắm đến những con chó cưng của gia chủ với mục đích đòi tiền chuộc, đây là một hành vi vi phạm Đạo Luật về quyền Động vật năm 1966 (Dognapping).
Ở Việt Nam, hành vi trộm chó phổ biến với mục đích chính là bắt những con chó để đem bán cho các quán để giết lấy thịt chế biến món thịt chó. Ngoài ra còn để bán cho người khác (đối với chó cảnh). Việc trộm chó là một vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội với nhiều ý kiến khác nhau và mở rộng vấn đề ở góc độ là nên hay không nên ăn thịt chó vốn được quan tâm rất lớn.
Người thực hiện việc trộm chó còn được gọi là cẩu tặc. Nhiều cẩu tặc đã bị đánh chết vì bức xúc trong dư luận xã hội. Những kẻ trộm chó thường là loại đang khát tiền, và những con chó tuyệt nhiên là mối kiếm lợi nhanh chóng. Hiện nay, hành vi trộm chó và đánh trả lại chủ nhà nếu bị phát hiện đang là mối nguy hiểm khôn lường. Hành vi trộm chó tùy theo mức độ khác nhau sẽ bị xử phạt khác nhau.
Hành vi trộm chó có bị xử lý hình sự không?
Trường hợp xử lý về Tội trộm cắp tài sản
Không chỉ bị phạt hành chính, trong một số trường hợp, người trộm chó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015 về “Tội trộm cắp tài sản”. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nhưng có các dấu hiệu sau đây:
- Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm.
Bên cạnh đó, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp xử lý về Tội cướp tài sản
Nếu những kẻ trộm chó bị phát hiện, truy hô, đuổi bắt mà chống trả người dân thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “hành hung để tẩu thoát” để tăng trách nhiệm hình sự. Nếu bắt chó là nguồn sống chính, có công cụ, phương tiện đầy đủ thì có thể áp dụng tình tiết tăng nặng là “có tính chất chuyên nghiệp” để tăng hình phạt.
Còn nếu những tên trộm chó chủ động dùng vũ lực tấn công chủ nhà để chiếm đoạt chó thì hành vi này là “cướp tài sản”. Sẽ bị xử lý về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015. Khi đó không cần xem xét đến giá trị của con chó bị cướp, chỉ cần dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để tấn công, chiếm đoạt con chó… thì kẻ trộm chó đã bị xem xét, xử lý về tội cướp tài sản, chứ không đòi hỏi giá trị con chó phải từ 2 triệu đồng như hành vi lén lút trong tội trộm cắp tài sản.
Hành vi đánh trộm chó có bị phạt không?
Trường hợp 1
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự 2015; hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Khi kẻ trộm chó đã bị khống chế thì những người phát hiện; tham gia bắt giữ không đánh đập; tra tấn kẻ trộm nữa mà phải thông báo với cơ quan chức năng; hoặc dẫn giải kẻ trộm chó cùng tang vật đến cơ quan chức năng để giải quyết theo thẩm quyền.
Tuy nhiên; nếu kẻ trộm chó đã bị khống chế bằng các hình thức như bị trói chân tay; không có khả năng chống cự gây tổn hại đến người khác;… mà những người phát hiện, tham gia bắt giữ vẫn dùng vũ lực để đánh đập, tra tấn,… khiến kẻ trộm chó chết thì việc sử dụng vũ lực của trong trường hợp này lại là vượt quá mức cần thiết.
Tùy từng trường hợp cụ thể; tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người tham gia đánh đập, tra tấn,… dẫn đến kẻ trộm chó bị chết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trường hợp 2
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người
Căn cứ quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Trường hợp người tham gia đánh đạp, tra tấn,… khiến kẻ trộm chó chết mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, thì tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, các tính tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi trộm chó bị xử phạt như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người tham gia đánh đập; tra tấn,… khiến kẻ trộm chó bị thương tích mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tùy từng trường hợp cụ thể; tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; các tính tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
(Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015)
Nếu đánh người trộm chó và gây thương tích dưới 11% thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Tội trộm cắp tài sản tại Điều 173 chỉ được áp dụng với người trên 16 tuổi. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội trộm cắp tài sản áp dụng mức phạt tù từ 02 – 07 năm trở lên (căn cứ theo Điều 12 Bộ luật hình sự).