Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất; để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm Covid-19 gây ra. Hiện nay, trường hợp sử dụng vaccine tự nguyện được quy định tại đây. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; về tiêm vaccine Covid-19 được nhấn mạnh là tiêm miễn phí; kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ; thì các đơn vị tổ chức tiêm vaccine cũng không được tiếp nhận. Tuy nhiên, vừa qua, theo đưa tin của báo chí; một đối tượng có tên L.T.K.D đã nhờ mối quan hệ để sắp xếp, cung cấp; các suất tiêm vaccine Covid-19 với giá từ 2 – 4 triệu đồng/1 liều tại Tp.HCM. Vậy, Hành vi thu tiền tiêm vaccine Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Tiêm vaccine Covid-19
Tất cả các vaccine phòng Covid-19 hiện nay; có chung mục tiêu là tạo sự miễn dịch đối với virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Nguyên lý của việc sử dụng vaccine là kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng kháng nguyên; thường là bằng protein hình gai trên bề mặt của virus; được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết; làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid -19; lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.
Tiêm vaccine Covid-19 có mất tiền hay không?
Hiện nay, việc tiêm vacxin ngừa Covid-19 đang được cung cấp miễn phí; cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP. Số tiền dùng để mua vắc xin được trích từ ngân sách nhà nước; cùng với đó Quỹ Vắc xin phòng dịch COVID-19 ra đời cũng đóng góp rất lớn.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ y tế Đỗ Xuân Tuyên: “Gần đây nhất tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng cho rằng, việc tổ chức tiêm chủng vaccine không để phát sinh cơ chế xin – cho, nghiêm cấm tiêu cực trong tổ chức tiêm. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm chính về công tác phòng chống dịch trong đó có tiêm vaccine COVID-19“.
Như vậy, hiện tại theo văn bản chỉ đạo hiện nay; việc tiêm vacxin Covid-19 là hoàn toàn miễn phí, không thu tiền hay tiếp nhận bất kỳ chi phí nào liên quan; kể cả các nguồn tự nguyện ủng hộ.
Hành vi thu tiền tiêm vaccine Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?
Hành vi thu tiền tiêm vacxin Covid-19 có thể được hiểu là hành vi trục lợi; của người có chức vụ, quyền hạn hoặc của người có ảnh hưởng tới người có chức vụ; quyền hạn để sắp xếp tiêm vacxin Covid-19.
Đối với người có chức vụ, quyền hạn
Người có chức vụ, quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng vaccine Covid-19; nhưng lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để trục lợi, thu tiền tiêm vacxin. Căn cứ Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lợi dụng chức vụ; quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác; để trục lợi quy định người phạm tội phải chịu mức phạt ;từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định; từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, tùy mức độ thiệt hại; và các căn cứ của hành vi sẽ có mức hình phạt cụ thể cho hành vi này.
Đối với người có ảnh hưởng tới người có chức vụ, quyền hạn
Người có ảnh hưởng tới người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng điều đó để tiến hành trục lợi thì có thể bị truy cứu tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi theo Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, mức phạt đối với hành vi trên là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tùy mức độ thiệt hại và các căn cứ của hành vi sẽ có mức hình phạt cụ thể cho hành vi này.
Trong vụ việc trên, L.T.K.D đã đưa 21 người đến tiêm thành công, mỗi trường hợp phải chuyển khoản 2-4 triệu đồng. Tổng cộng đã thu lợi hơn 60 triệu đồng. Như vậy, căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 366 Bộ luật hình sự thì D có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi thu tiền tiêm vaccine Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
- Người tiêm vắc xin Covid-19 phải gọi cấp cứu khi có những dấu hiệu gì?
- Không tiêm vắc xin covid 19 có bị xử phạt không?
Căn cứ pháp lý
Hiện nay, việc tiêm vacxin ngừa Covid-19 đang được cung cấp miễn phí cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP. Số tiền dùng để mua vắc xin được trích từ ngân sách nhà nước, cùng với đó Quỹ Vắc xin phòng dịch COVID-19 ra đời cũng đóng góp rất lớn.
Căn cứ điều 3 của Quyết định 3802/2021/QĐ-BYT có quy định như sau về các trường hợp bị trì hoãn tiêm:
– Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Đang mắc bệnh cấp tính.
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Hiện nay, Nhà nước ta mới chỉ khuyến khích người dân tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng chứ chưa có quy định cụ thể nào về việc nếu không tiêm hoặc từ chối tiêm vaccine covid 19 sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ yêu cầu người dân tại một số khu vực nhất định phải tiêm thì cần thực hiện. Vậy Không tiêm vắc xin covid 19 có bị xử phạt không?