Hoạt động đấu thầu đang được triển khai rất quyết liệt, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đấu thầu ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. Đồng thời, công tác sàng lọc, giám sát đấu thầu sẽ được thực hiện kỹ lưỡng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại những vấn đề tiêu cực chưa thể giải quyết ở giai đoạn đấu thầu, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi có nhiều thương vụ liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng gây phẫn nộ dư luận. Vậy hành vi Thông thầu bị xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài dưới đây của Luật sư X nhé
Thông thầu là gì?
Hiện tại chưa có định nghĩa chính thức về hành vi thông thầu ở Việt Nam. Luật Cạnh tranh 2018 và Luật Đấu thầu 2013 chỉ giới hạn trong việc liệt kê các hành vi được coi là thông thầu gian lận đấu thầu chứ không đưa ra định nghĩa cụ thể về hành vi này.
Theo quy định tại tại khoản 3, Điều 89 Luật Đấu thầu 2013, các hành vi được xem là thông thầu bao gồm:
– Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
– Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
– Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.
Các dấu hiệu thông thầu phổ biến trong thực tế
Đối tượng của hành vi thông đồng đấu thầu phải là doanh nghiệp đấu thầu đã đồng ý khi thực hiện hành vi. Sự thống nhất về ý chí này có thể được thể hiện dưới hình thức một thỏa thuận ngầm hoặc công khai (thường là sự hiểu biết ngầm). Hiện nay có 8 dấu hiệu cơ bản có thể giúp phát hiện và nhận biết hành vi thông thầu.
Thứ nhất, giá dự thầu cao một cách đáng ngờ: Nếu như tất cả hoặc hầu hết các bên dự thầu đưa ra mức giá cao hơn so với những lần đấu thầu trước, hoặc giá của hàng hoá, dịch vụ trong hồ sơ dự thầu cao hơn so với bảng giá công bố của công ty, hoặc giá dự thầu cao hơn một cách đáng kể và phi lý hoặc không lý giải nổi so với chi phí ước tính thì rất có thể đang tồn tại một sự cấu kết hay thông đồng giữa các bên dự thầu.Tình huống này còn được biết đến như một dạng đấu thầu hình thức, nghĩa là có một số doanh nghiệp chỉ tham gia đấu thầu để cho có về mặt hình thức trong khi biết rõ đã có doanh nghiệp khác gửi hồ sơ dự thầu có tính cạnh tranh hơn.
Thứ hai, có sự bất nhất về giá dự thầu một cách đáng ngờ: Nếu một doanh nghiệp có sự bất nhất về giá giữa những lần tham gia đấu thầu, đưa ra giá dự thầu cao hơn một cách đáng kể so với những lần khác mà không được giải thích bằng những lý do rõ ràng. Ví dụ, có sự khác biệt về chi phí, thì rất có thể đang tồn tại một thoả thuận thông thầu. Trong trường hợp này thường là các bên trong thoả thuận đã xác định rõ bên thắng thầu.
Thứ ba, giá dự thầu có sự khác biệt lớn một cách đáng ngờ: Nếu giá dự thầu của bên thắng thầu đưa ra so với giá dự thầu của các bên dự thầu khác có sự chênh lệch lớn một cách vô lý thì rất có thể đã hình thành một thoả thuận thông thầu nhằm nâng giá thầu giữa một số doanh nghiệp trong ngành.
Doanh nghiệp trúng thầu có thể bởi không phải là thành viên tham gia thoả thuận nên đã đưa ra mức giá dự thầu phù hợp và thấp hơn nhiều so với giá dự thầu mà các doanh nghiệp tham gia thoả thuận đã đưa ra.
Thứ tư, giá dự thầu giống nhau một cách đáng ngờ: Nếu như có một số công ty tham gia đấu thầu đưa ra mức giá dự thầu giống hệt nhau hoặc gần giống nhau thì rất có thể những doanh nghiệp này đã có sự thông đồng để cùng san xẻ gói thầu.
Thứ năm, số lượng hồ sơ dự thầu ít một cách đáng ngờ: Nếu như số lượng hồ sơ dự thầu không được như dự tính thì rất có thể đang tồn tại một thoả thuận thông thầu theo cách phân chia thị trường. Theo đó, các bên tham gia thoả thuận đã thống nhất phân chia và không cạnh tranh trực tiếp với nhau trong từng gói thầu hoặc trong một khu vực địa lý nhất định.
Thứ sáu, nhiều hồ sơ dự thầu được lập cẩu thả một cách đáng ngờ: Nếu như hồ sơ thắng thầu là bộ hồ sơ duy nhất được lập một cách tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể và chuyên nghiệp trong khi nhiều hồ sơ dự thầu khác lại thể hiện một sự cẩu thả quá đáng thì rất có thể đã có một sự thông đồng để xác định trước bên thắng thầu.
Trong trường hợp này chỉ có duy nhất bên được xác định thắng thầu đã thực sự bỏ công sức, nguồn lực trong việc lập hồ sơ dự thầu.
Thứ bảy, cách hành văn hoặc sai sót giống nhau một cách đáng ngờ: Nếu như các hồ sơ dự thầu có cách hành văn, có sự sai sót giống nhau một cách đáng ngờ hoặc cách đặt vấn đề giống nhau một cách đáng ngờ thì rất có thể các bên đã có sự thông đồng.
Khi đó có cần chú ý những tình tiết như tiêu đề, câu văn giống hệt nhau, các lỗi chính tả hay sai sót trong tính toán số liệu giống hệt nhau, có các chú thích, ghi chú giống hệt nhau, cách định dạng hồ sơ giống nhau. Nếu sự giống nhau càng nhiều thì càng chắc chắn về một hành vi thoả thuận thông thầu.
Thứ tám, những hợp đồng thầu phụ đáng ngờ: Nếu bên thắng thầu chỉ định, san xẻ gói thầu hoặc ký hợp đồng thầu phụ với các doanh nghiệp đối thủ đã tham gia dự thầu (và đưa ra giá dự thầu cao hơn) thì rất có thể đã có một thoả thuận thông thầu.
Hành vi thông thầu bị xử lý như thế nào năm 2023?
Thông thầu là một sự sắp xếp để thắng thầu trong đó có một hoặc nhiều nhà thầu tham gia. Hành vi này của các nhà thầu sẽ dẫn đến hậu quả cản trở, bóp méo cơ chế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy hành vi thông thầu là hành vi vi phạm pháp luật và là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Đấu thầu 2013. Do vậy tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà sẽ bị xử phạt như sau:
Mức xử phạt hành chính
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thông thầu mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) (khoản 2 Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP). Đây là mức phạt đối với tổ chức, còn với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì bị xử phạt bằng ½ lần mức xử phạt đối với tổ chức.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi thông thầu có thể bị truy cứu TNHS về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) với hình phạt lên đến 20 năm tù, cụ thể như sau:
– Người nào thực hiện hành vi thông thầu, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi thông thầu mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
+ Vì vụ lợi
+ Có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu
Thông thầu là hành vi bị cấm theo Luật Đấu thầu 2013 nên tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thông thầu sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định.
Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu hiện nay diễn ra thường xuyên hơn bởi sự cạnh tranh rất lớn từ thị trường. Nhưng sẽ có một số trường hợp bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Pháp luật quy định thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 quy định thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm:
– Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình;
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013;
– Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thông thầu bị xử lý như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện để nhà thầu là tổ chức xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được quy định, bao gồm:
Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ.
Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Đối với phương pháp giá thấp nhất:
Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất.
Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói, có giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất.
Đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật: Có điểm kỹ thuật cao nhất.
Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: Có điểm tổng hợp cao nhất.
Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
Tại Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thông tin về đấu thầu như sau:
Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
Danh sách ngắn;
Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất (được sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020);
Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
Thông tin khác có liên quan.
Các thông tin quy định trên được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Theo đó, thông báo mời chào hàng là một trong các thông tin về đấu thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu.