Chiều tối ngày 2/11, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự N.P.C (51 tuổi, ngụ xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) Theo thông tin ban đầu, do ghen tuông nên thời gian gần đây, giữa N.P.C và vợ là bà H.T.C.N. (51 tuổi) phát sinh mâu thuẫn, hay cãi nhau. Ngày 02/11/2021, sau khi uống rượu xong, Chung vào phòng lấy chăn đem ra trùm lên người vợ và lấy thớt đập đầu bà N. Sau đó, Chung lấy can chứa 4 lít xăng đổ lên người bà N. rồi bật lửa đốt. Vậy hành vi tẩm xăng đốt vợ bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Tóm tắt vụ việc:
Do ghen tuông nên thời gian gần đây, giữa Nguyễn Phước Chung và vợ là bà H.T.C.N. (51 tuổi) phát sinh mâu thuẫn, hay cãi nhau.
Khoảng 10h ngày 1/11, Chung ngồi uống rượu trong nhà và cãi nhau với bà N. Sau đó, Chung khóa cửa nhà không cho bà N. ra ngoài.
Lúc này trong nhà còn có bé N.H.Đ. (7 tuổi, cháu ngoại của Chung), Chung đưa điện thoại cho cháu ngoại vào phòng ngủ để chơi game.
Đến 10h30 cùng ngày, sau khi uống rượu xong, Chung vào phòng lấy chăn đem ra trùm lên người vợ và lấy thớt đập đầu bà N. Sau đó, Chung lấy can chứa 4 lít xăng đổ lên người bà N. rồi bật lửa đốt.
Lúc này, mọi người xung quanh thấy khói bốc ra từ trong nhà Chung nên đã cùng nhau phá cửa sổ cứu thoát cháu ngoại của Chung ra ngoài, đồng thời phá cửa nhà trước xông vào đưa Chung và bà N. đi cấp cứu.
Nội dung tư vấn
Hành vi tẩm xăng đốt vợ phạm tội gì?
Trước tiên cần xác định hành vi vi phạm trên có thể được coi là một hành vi giết người, với các dấu hiệu cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Hành vi tẩm xăng đốt vợ sẽ bị khép vào tội giết người được quy định tại điều 123, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Giết người là gì?
Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người?
Nếu người thực hiện hành vi phóng hỏa giết người có đầy đủ các yếu tố sau trong hành vi vi phạm thì người đó sẽ bị xử lý hình sự.
Cấu thành tội phạm của tội giết người được quy định cụ thể như sau:
Về chủ thể
Chủ thể của tội giết người là: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thì đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Về khách thể
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân. Đây là quyền quan trọng nhất của con người.
Về mặt chủ quan của tội giết người
– Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội; mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
– Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
Mặt khách quan của tội giết người
Chủ thể có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm đạt mục đích cuối cùng là chấm dứt sự sống của người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác
- Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.
Hậu quả: thông thường các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác sẽ gây hậu quả trực tiếp là làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, khi hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người; dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Hành vi tẩm xăng đốt vợ bị xử lý như thế nào?
Với tội giết người, các khung hình phạt được quy định cụ thể tại điều 123, Bộ luật hình sự như sau:
Khung hình phạt 1
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Khung hình phạt 2
Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bị phạt tù từ 07 – 15 năm.
Chuẩn bị phạm tội
Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Giải quyết vấn đề
Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Nếu hành vi tẩm xăng đốt vợ trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức án cao nhất dành cho đối tượng sẽ là bị phạt tù từ 12 đến 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định.
Quyền sống là quyền cơ bản của con người. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền sống của công dân đều bị xử phạt nghiêm minh.
Có thể bạn quan tâm
- Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào?
- Cháu rể giết bà ngoại vợ bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Giết vợ khi hòa giải tại tòa án bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hành vi tẩm xăng đốt vợ bị xử lý như thế nào theo quy định? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Chuẩn bị phạm tội là trường hợp một người đã chuẩn bị, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội. Nói một cách dễ hiểu hơn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của hành động phạm tội.
Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả làm chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.