Một và cá nhân vì lợi ích riêng lẻ mà thực hiện hành vi lừa dối khách hàng gây ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích khách hàng nói chung và lợi ích xã hội nói riêng. Vậy, hành vi lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Tội lừa dối khách hàng là gì?
Tội lừa dối khách hàng là việc một người trong hoạt động mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối, khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của khách hàng và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm thu lợi cá nhân.
Như vậy, dấu hiệu nhận biết tội phạm ở đây là hành vi gian dối trong hoạt động thương mại với khách hàng và xâm phạm đến lợi ích của khách hàng nói riêng, và của Nhà nước và xã hội nói chung.
Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?
Mức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Hành vi lừa dối khách hàng tùy theo mức độ sẽ có hình phạt từ cảnh cáo, phạt tiền đến phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Hành vi lừa dối khách hàng với mức độ nặng hơn sẽ bị áp dụng chế tài cao hơn; là phạt tiền lên tới 500.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 05 năm với các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình thức xử lý khác
Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể áp dụng thêm hình phạt đối với người phạm tội.Theo đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là giải đáp của Luật sư X cho câu hỏi: “Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?” Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0936128102.
Câu hỏi thường gặp
Lừa dối khách hàng là hành vi tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý; người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội; nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi; và mục đích nhằm thu lợi bất chính. Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; uy tín của doanh nghiệp.
Tội lừa dối khách hàng khác tội sản xuất, buôn bán hàng giả khác nhau ở chỗ:
– Hành vi trong yếu tố khách quan của tội lừa dối khách hàng là dùng thủ đoạn gian dối khi bán hàng, mua hàng như cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng.
– Hành vi trong yếu tố khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả. Đối tượng của tội phạm là hàng giả; gồm giả về nội dung; giả về hình thức; hoặc giả cả nội dung lẫn hình thức. Để đánh lừa người tiêu dùng; bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng với sản phẩm hàng hóa cùng loại.
– HÌnh phạt quy định đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả nặng hơn so với tội lừa dối khách hàng.
Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp và trật tự quản lý thị trường của Nhà nước.
Chủ thể bị xử phạt đối với tội đầu cơ thuộc Điều 198 Bộ luật Hình sự là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ năng lực TNHS theo quy định của pháp luật.