Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; là một hành vi vi phạm pháp luật và người thực hiện hành vi này; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Gần đây, Khi phát hiện giấy thông hành của nhân viên giao hàng hết hạn; có dấu hiệu chỉnh sửa, tổ phó một tổ kiểm soát dịch bệnh; ở Bình Dương đã “vòi” 2 triệu đồng rồi cho shipper đi. Vậy, Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào theo quy định? Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. chia sẻ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là gì?
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn; là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trước hết hoạt động bình thường của cơ quan; tổ chức đồng thời xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.
Hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao có thể là làm không đúng; không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc điều lệ công tác.
Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ; quyền hạn phải gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đối tượng thực hiện hành vi này thường là để vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là hành vi làm trái công vụ được thúc đẩy thực hiện; nhằm có được một hoặc một số lợi ích vật chất nhất định. Còn động cơ cá nhân khác có thể là do nể tình riêng; vì tình cảm cá nhân, hoặc vì các lợi ích phi vật chất khác như danh tiếng hoặc địa vị xã hội.
Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào theo quy định
Trong Luật hình sự Việt Nam, hành vi lợi dụng chức vụ; quyền hạn thuộc một số lĩnh vực cụ thể đã được quy định thành những tội danh cụ thể.
Ví dụ: Điều 132 quy định tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo; Điều 165 quy định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về; quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 293 quy định tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội;…
Về hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản; trong trường hợp đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm; hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ;theo Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc ;tù chung thân tùy mức độ. Ngoài ra, còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của tổ phó chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?
Theo điều ra của cơ quan công an, anh T.V.C (36 tuổi, tạm trú tại phường Tân Bình, TP Dĩ An); được phân công là tổ phó tại chốt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại đường Thống Nhất theo quyết định phân công số 218 ngày 21-7 của Chủ tịch UBND phường Bình An về việc thành lập chốt kiểm soát phòng chống dịch.
Trưa ngày 16-8, anh HTĐ là một shipper đang đi chuyển hàng, khi đến chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại ngã ba giao nhau giữa đường Thống nhất và quốc lộ 1K (thuộc phường Bình An) thì bị lực lượng kiểm soát kiểm tra giấy tờ.
Tại đây anh Đ., xuất trình giấy xét nghiệm âm tính nhưng có dấu hiệu chỉnh sửa ngày tháng, nên tổ trưởng chốt yêu cầu Công là tổ phó đưa anh Đ. về Công an phường Bình An, xử lý theo quy định.
Trên đường về công an phường thì C. đã đe dọa sẽ “bỏ tù” anh Đ., và đòi “chung” tiền thì sẽ không đưa về phường xử lý. C. đã đưa số tài khoản của mình cho anh Đ., chuyển khoản. Lúc này anh Đ. nhờ một người bạn chuyển cho C. 2 triệu đồng.
Căn cứ Điều 355 Bộ luật hình sự 2015, với hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, anh T.V.C có thể bị phạt tù từ 01 đến 06 năm tù.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào theo quy định“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Phân biệt Tội lừa đảo CĐTS với Tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền bị xử lý như thế nào?
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao có thể là làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc điều lệ công tác.
Tội lừa dối khách hàng là việc một người trong hoạt động mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối, khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của khách hàng và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm thu lợi cá nhân.
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy mức độ. Ngoài ra, còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.